LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làm hàng tết, làng nghề dễ hụt hơi
(Ngày đăng: 18/01/2014   Lượt xem: 780)
Nhiều cơ sở làng nghề “chạy kế hoạch” làm hàng tết. Cơ hội tốt cho những cơ sở tạo được lòng tin, nhưng ngay khi nhận được sự mời gọi hợp tác, thách thức cũng đã xuất hiện.

Chị Phan Thị Mỹ Ngọc nói: “Nằm mơ cũng thấy cơm sấy”. Ảnh: HL

“Làm cơm sấy, khó nhất là kỹ thuật và thị trường”, chị Phan Thị Mỹ Ngọc nói. Năm năm liền vừa tổ chức sản xuất vừa phát triển thị trường, cứ lấy lời đắp vô vốn. Làm lò hơi tốn khoảng 350 triệu đồng, nếu làm lò sấy thì cả tỉ đồng, đúng là giải bài toán tài chính quá khó khăn cho cơ sở nhỏ. Cuối cùng, chị chọn cách làm lò hơi hấp cơm rồi từ từ tháo gỡ vướng mắc khác. Năm 2012 lời khá nhất, chị gom vốn tích luỹ đầu tư dây chuyền hấp – sấy cơm – đóng gói đúng chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trị giá 2 tỉ đồng. Vậy chị có thể làm hàng cho Co.opmart rồi?

Ngày thường đã “chạy tốt”

“Làm thế nào giải quyết khâu sấy thật tốt thì tình hình mới cải thiện được. Sấy ở độ cao mới tạo ra kết dính, vấn đề là chị vẫn sấy bằng than đá (do nơi này không có điện ba pha). “Nếu có thiết bị sấy như kiểu làm ở lò sấy lạp xưởng Vạn Thành, Trà Vinh có lẽ sẽ tốt hơn”, chị Ngọc ao ước! Nhưng chị chưa dám thử làm vì đầu tư hơn 2 tỉ đồng để giải quyết nhu cầu hiện có đã mệt rồi.

Dung lượng thị trường đang trong tầm kiểm soát, mỗi tháng doanh số 700 – 800 triệu đồng. Chị Ngọc tự tìm tòi kỹ thuật vì đam mê công việc và nó đã và đang đem lại nguồn lợi chính đáng cho gia đình đồng thời tạo việc làm thời vụ và thường xuyên cho 45 lao động ở nông thôn.

“Lúc đầu làm bị hư hoài, sản phẩm không đạt chứa một nhà. Bây giờ ổn rồi, làm bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu”, chị Ngọc thú thiệt.

Đặc biệt, cơm cháy – chà bông làm từ gạo lức rất được ưa chuộng, ngay tại TP.HCM. Hiện nay, sản phẩm từ Trà Vinh đi Sài Gòn và các tỉnh rất tốt. Chị cho đó là may mắn, sản phẩm đúng sở thích và người mua kẻ bán được lòng nhau. Lòng tin của người mua đã giúp chị giữ được nhịp độ sản xuất – tiêu thụ khiến chị có trớn suy nghĩ sản phẩm mới, khác biệt từ gạo tím than của kỹ sư Hồ Quang Cua, người tạo ra giống lúa có sức cạnh tranh cao: ST, vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Lo hụt hơi

Cơ sở Tiến Hải, chuyên cung cấp sản phẩm tôm, cá khô về Sài Gòn, nôn nao khi nghe nói dự án cải tiến sấy khô và bảo quản sẽ được trung tâm Khuyến công tỉnh Trà Vinh giúp sức. Hiện nay, công nghệ được “rao truyền” là chính chứ không có ai cung cấp thông tin công nghệ, thiết bị nên nghe nói ở Cà Mau thì tự tìm tới nhưng chưa biết có thực sự thích hợp không. Hiện nay Tiến Hải và các cơ sở khác ở Trà Vinh đang xài lò sấy nóng, kích thước như lò bánh mì. Tôm, cá được xếp vỉ sấy khô. Sản phẩm sau khi sấy khô có độ dai tự nhiên. Tuy nhiên, khi vào mùa vụ, nguyên liệu dồi dào, doanh nghiệp có nhu cầu tăng công suất sấy thì lò sấy nhỏ không đáp ứng được, nếu tăng nhiệt độ để rút ngắn thời gian thì sản phẩm dễ bị khô giòn do mất nước, ăn không ngon. “Làm sao tìm được nơi cung cấp thiết bị, công nghệ sấy thích hợp?”, ông Dương Tiến Hải, chủ cơ sở, nói.

“Các cơ sở tàu hũ ky ở Vĩnh Long cũng nhận được đề nghị hợp tác từ Co.opmart. Với mặt hàng khô thì không có vấn đề gì, nhưng tàu hũ ky tươi ướp muối sả rất ngon lại không thể để quá mười ngày. Ông Đinh Công Hoàng, hợp tác xã tàu hũ ky Vĩnh Long nói cái khó của các hộ sản xuất này là có thể làm hàng cho siêu thị, nhưng để yên tâm hơn cần phải tìm ra được người hỗ trợ công nghệ giúp kéo dài thời hạn bảo quản cho món ngon tàu hũ ky tươi ướp muối sả của ông. Ông Đỗ Công Bình, giám đốc công ty Tứ Quý chuyên sản xuất cá khô ở Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, cũng vướng công nghệ – thiết bị sấy. Phương pháp truyền thống ở vùng này là phơi nắng, thực sự khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ khó khăn hơn trong mùa mưa. Trên thị trường có nhiều nơi sấy nóng nhưng thiết bị và cách sấy khiến sản phẩm khô giòn, không còn độ dai tự nhiên. Trong khi đó, phương pháp sấy lạnh giữ được độ tươi của da cá và độ dai của sớ cá, ăn rất ngon, bảo quản trong túi hút chân không chủ yếu chỉ làm hàng xuất khẩu và chi phí cao hơn phương pháp sấy nóng nên nhiều doanh nghiệp cho đó là giải pháp không khả thi.

Ông Bình đã nhập một máy sấy, trị giá 284 triệu đồng, công suất 24 giờ/100kg khô; “chạy tiền” đặt thêm ba máy nữa nhưng nhà cung cấp bảo phải chờ trong khi tết đã gần kề.

Chị Ngọc cũng nói: “Nằm mơ cũng thấy cơm sấy”. Chị bắt đầu làm cơm sấy bán trong tỉnh và đưa từ Trà Vinh qua khu thương mại Cái Khế, TP Cần Thơ, được ưa chuộng suốt mười năm nay. Người lấy hàng biết chị đã cạn vốn nên đưa tiền gối đầu. Bên cạnh nguồn hỗ trợ nâng cấp thiết bị của khuyến công tỉnh Trà Vinh 30% thì có nguồn vốn từ bạn hàng giúp thêm để chị làm hàng tết tốt hơn. Nhưng lần này, Co.opmart muốn hợp tác đưa hàng vô siêu thị, chị lại lúng túng vì năng lực có hạn.

                                                                                         Theo: saigontiepthi

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.496.765
Tổng truy cập: