LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Phát triển bền vững làng nghề
(Ngày đăng: 20/12/2013   Lượt xem: 764)

Làng nghề là hoạt động kinh tế, mang bản sắc văn hóa độc đáo ở nước ta. Nhiều làng nghề có truyền thống từ lâu đời vẫn duy trì và phát triển, góp phần tăng trưởng KT-XH ở địa phương.

Gốm Hương Canh là sự kết hợp giữa tính cổ truyền dân gian với phong cách hiện đại, sử dụng các màu sắc, hoa văn cách điệu với nhiều mẫu mã phong phú. Ảnh Dương Hà.

Tỉnh ta hiện có 77 làng có nghề, trong đó 22 làng nghề đạt chuẩn được công nhận (17 làng nghề truyền thống, 5 làng nghề TTCN). Công tác truyền nghề, đào tạo nghề đạt kết quả cao đã góp phần tạo việc làm cho 42.000 lao động ở các làng nghề. Các làng nghề truyền thống như: gốm Hương Canh; mộc Thanh Lãng, An Tường, Yên Lạc; rèn Lý Nhân, rắn Vĩnh Sơn, đá Hải Lựu; mây tre đan Triệu Đề, Văn Quán… được bảo tồn, duy trì, góp phần thúc đẩy phát triển TTCN, công nghiệp nông thôn. Những năm qua, tỉnh đã triển khai các chính sách hỗ trợ, tập trung các nguồn lực đầu tư để phát triển ngành nghề. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, truyền nghề, các mô hình trình diễn, tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu mối đảm nhận khâu tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế bảo vệ môi trường nông thôn, thực hiện công tác khuyến công. Quy định trình tự thủ tục xét công nhận nghệ nhân, thợ giỏi…

Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề còn chưa ổn định. Một số làng nghề bị mai một chưa có khả năng phục hồi. Có thể nhận thấy rõ sự nghèo nàn của mẫu mã sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa chưa có. Việc quảng bá và xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng làm dối, làm ẩu, không chú trọng chất lượng, đầu tư chiều sâu, thiếu lao động có tay nghề cao… dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng xa lánh, thị trường bị thu hẹp. Các làng nghề truyền thống mở được nhiều lớp truyền nghề, nhưng lớp trẻ rất ít quan tâm đến nghề gia truyền của cha ông, nguy cơ thất truyền đang hiển hiện từng ngày. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, chất thải từ các làng nghề cũng đang là vấn đề bức xúc, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở các làng nghề mà còn làm mất đi hình ảnh nông thôn mới và tính hấp dẫn của du lịch làng nghề.

Để phát triển bền vững, nhiều làng nghề đã chủ động cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường. Thế nhưng, để vượt qua khó khăn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt thì các làng nghề rất cần sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các tổ chức hiệp hội ngành nghề và các địa phương bằng các giải pháp thiết thực và cụ thể.


                                                                                                Theo: baovinhphuc

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.501.378
Tổng truy cập: