LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng nghề làm bình bát duy nhất ở Bangkok
(Ngày đăng: 15/10/2013   Lượt xem: 463)
Chiếc bình bát theo chân các nhà sư đi khất thực trên khắp Thái Lan đều có xuất xứ từ ngôi làng mang tên Ban Baat.

Tại đất nước Phật giáo như Thái Lan, các nhà sư thường đi khất thực vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc. Họ bước chân trần, lần lượt theo hàng một, đi qua các con phố và trở về khi chiếc bình bát đã đầy đồ ăn do giáo dân quyên tặng.

Những chiếc bình bát hay trì bát là một phần rất quan trọng trong nghi thức khất thực của nhà sư. Chữ "bát" để chỉ đồ dùng để chứa đựng thực phẩm chỉ đủ cho một người ăn. Bình bát được làm bằng đá, sành, hoặc đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước. Trước kia bình bát phải được chính tay nhà sư làm ra, nhưng ngày nay họ có thể mua từ cơ sở sản xuất tại làng Ban Baat.




Để đến ngôi làng Ban Baat, từ Bangkok bạn hãy đi dọc theo phía Bắc của Th.Boriphat và theo sự chỉ dẫn để ghé vào ngõ nhỏ Ban Baat. Đây là ngôi làng duy nhất do quốc vương Rama đệ nhất sáng lập còn tồn tại đến ngày nay cùng với truyền thống làm bình bát đã có hàng trăm năm tuổi.

Ngôi làng nép mình dưới bóng cây xanh mát bên dòng sông thơ mộng. Khi bạn vừa bước chân vào, ngay lập tức có một phụ nữ cao tuổi dẫn đi khắp ngôi làng. Đây là phong tục của nơi đây, tất cả khách du lịch đến đều được bà hướng dẫn tham quan.

Sau cánh cổng dẫn vào làng, bạn sẽ choáng ngợp trước hàng chục hẻm nhỏ với sự chào đón nồng nhiệt của những cư dân địa phương. Những con ngõ sạch sẽ với những giò hoa đong đưa trước cổng nhà. Lối bài trí đơn giản và có phần tao nhã trong không gian yên tĩnh kỳ lạ.



Khách đến ngôi làng này phần nhiều là Tây "ba lô", những người đọc sách và biết đến tên làng qua lời kể. Họ rất thích thú với những chiếc bình bát, những câu chuyện kể về Phật xung quanh chiếc bình bát vì ở các nước phương Tây không có.

Đi qua vài con hẻm sẽ dẫn bạn đến một xưởng làm bình bát tiêu biểu trong làng. Ở đây, bạn có cơ hội tận mắt chứng kiến tất cả công đoạn của quá trình làm ra một chiếc bình bát dành cho những nhà sư khất thực.

Bình bát tại làng Ban Baat ngày nay được làm bằng kim loại thông thường, phổ biến là thiếc hoặc nhôm. Quá trình làm bình bát bắt đầu bằng việc cắt những miếng kim loại. Ngôi làng vẫn giữ phong tục cổ truyền dùng 8 miếng ghép lại thành một chiếc bình bát (con số 8 giống như 8 chiếc nan trong bánh xe Pháp luân của Phật giáo có nghĩa là bát chính đạo).

Bằng việc hàn hay nung, những miếng kim loại này được người ta ghép lại để tạo ra dáng vẻ chiếc bình bát một cách tương đối. Sau đó, người ta dùng búa để làm bớt đi sắc cạnh và tạo ra những chiếc bình bát tròn trĩnh. Công đoạn cuối cùng là đem nung và quét lên đó một lớp sơn.

Mỗi chiếc bình bát giá khoảng 700 đến 3.000 bath (210.000 đồng). Với những nhà sư mức giá này chỉ còn 1/10 và thường các nhà sư được những giáo dân quyên tặng. Du khách có thể lựa chọn chiếc bình bát như những món quà lưu niệm đặc trưng của đất nước phật giáo Thái Lan.



Nếu có dịp qua Bangkok, Thái Lan, bạn hãy ghé qua một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất để biết thêm một nghề lạ và lắng nghe những câu chuyện tôn giáo giàu tính nhân văn.
                       
                                                                                                  Theo: Vnexpress

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.516.506
Tổng truy cập: