LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Những người “giữ lửa” nghề truyền thống
(Ngày đăng: 23/09/2013   Lượt xem: 943)

Cũng như bao cộng đồng làng xã khắp mọi miền đất nước, từ xa xưa những người dân xứ Thanh đã tạo lập, bảo tồn và phát triển nhiều nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó phải kể đến nghề mộc mỹ nghệ Hạ Vũ, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa. 



Anh Lê Sản, đại diện cho lớp trẻ Hạ Vũ
 đã và đang duy trì, phát triển nghề mộc truyền thống 

Ngọn lửa đam mê

Ông Lê Bỉnh Nhật một trong những thợ mộc kì cựu của làng cho biết, hiện nay cả làng có hơn 100 hộ làm nghề, gia đình ông đã 4 đời làm nghề. Hơn 10 tuổi ông Nhật được đi theo các cụ học hỏi và luyện nghề, đến nay đã hơn nửa đời người nhưng với ông không lúc nào hết đam mê. 

"Sinh nghề tử nghiệp, biết là vất vả, bụi bặm, rồi mùi sơn ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vẫn phải làm, một phần để trang trải cho cuộc sống, một phần cũng vì trót yêu nghề, không làm thì nhớ lắm” – ông Nhật tâm sự. 

Theo ông Nhật, những sản phẩm mộc như giường, tủ, bàn ghế, đồ thờ, bát bửu, tứ quý, tứ linh... của làng được khách hàng ưa chuộng, và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng không chỉ trong tỉnh mà còn nhiều tỉnh thành khác, cũng nhờ đó mà đời sống người dân được cải thiện. Thợ mộc làm các việc đơn giản có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, thợ giỏi thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và trở nên giàu có nhờ làm nghề.

Cũng theo ông Nhật, để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải qua nhiều công đoạn: Từ lựa chọn nguyên vật liệu, tạo hình… rồi chuyển qua khâu gia công đục đẽo, lắp ráp, đánh giấy ráp, phun sơn và cuối cùng là chuyển đến người tiêu dùng. Những khúc gỗ vô tri vô giác, qua bàn tay khéo léo, tài hoa và bí quyết riêng của người thợ Hạ Vũ  lại trở thành những đồ vật có ích. Hiện nay các sản phẩm của làng nghề cũng luôn được đổi mới liên tục theo thị hiếu của người tiêu dùng cả về chất lượng và thẩm mỹ.

Trong căn xưởng rộng rãi của mình, anh Lê Sản (35 tuổi) cho biết khoảng năm 2007 sau khi đi bươn chải kiếm sống ở nhiều nơi nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, anh trở về với ý chí làm giàu bằng nghề truyền thống ngay trên quê hương mình, được sự ủng hộ của gia đình, anh mạnh dạn vay mượn tiền mở cửa hàng, nhận đơn hàng và bắt đầu sản xuất. Anh Sản tâm sự, lúc mới mở hàng gặp nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm làm nghề, riêng việc nhớ tên và nhận biết các loại gỗ theo yêu cầu của khách hàng cũng đã làm anh đau đầu, nhưng không vì thế anh nản chí mà càng quyết tâm bám nghề hơn. Cuộc sống của gia đình anh nay đã ổn định  với thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm. Anh Sản chia sẻ: "Từ khi theo nghề tôi càng thấy yêu nghề hơn, hai vợ chồng cũng cố gắng làm sao để giữ lại cái nghề cái nghiệp cho con cái sau này”. 

Cần nhiều cách để giữ nghề

Ngày càng nhiều người trẻ Hạ Vũ đã lập nghiệp ngay trên chính quê hương như anh Sản, anh Quân, anh Chiến, anh Lâm…hay cũng có những người mang cái nghề mộc truyền thống Hạ Vũ vào Nam ra Bắc để khởi đầu cuộc sống.

Ông Lê Xuân Vân, chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt cho biết, xã đã có nhiều chính sách, phương án để gìn giữ và phát triển nghề bền vững, qua đó xã sẽ tạo điều kiện về mặt bằng, quỹ đất để hỗ trợ các hộ gia đình mở rộng sản xuất, đồng thời hằng năm sẽ tổ chức cho những người thợ lành nghề và lớp thợ trẻ được đi tham quan, học hỏi từ các mô hình làng nghề truyền thống khác. Bên cạnh đó các sản phẩm mộc Hạ Vũ sẽ được ưu tiên trưng bày trong các hội chợ thương mại để quảng bá rộng rãi tới khách hàng.

 " Tôi tin rằng, nghề mộc truyền thống Hạ Vũ sẽ không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và mẫu mã, sẽ duy trì và phát triển tốt, cạnh tranh hơn trên thị trường”, ông Vân khẳng định. 

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và phát triển, nghề mộc này đã đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế xã Hoằng Đạt. Tuy nhiên trước áp lực của cuộc sống hiện đại và sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, để nghề mộc Hạ Vũ phát triển bền vững cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng mong ước chung  của bác Nhật, anh Sản…, những người đang ngày đêm "giữ lửa” nghề.  

                                                                                     Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.515.973
Tổng truy cập: