LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Giữ nghề bằng tình yêu trẻ thơ
(Ngày đăng: 13/09/2013   Lượt xem: 796)
Tết Trung thu cận kề cũng là thời điểm làng nghề làm lân truyền thống lại tất bật để kịp phục vụ một mùa Trung thu vui vẻ và đầm ấm.

Vẽ mắt lân là công đoạn khó nhất khi trang trí đầu lân. Ảnh VGP/Lưu Hương
Trong số những gia đình làm nghề đầu lân truyền thống còn lại ở Hội An thì cơ sở Nguyễn Hưng ở phường Cẩm Hà được coi là lớn nhất với hơn 20 nhân công.

Chủ cơ sở sản xuất Nguyễn Hưng cho biết anh đã theo nghề này hơn 20 năm, xuất phát từ ước mơ của tuổi thơ. Anh Hưng thổ lộ: Hồi nhỏ chơi múa lân nhưng không có tiền mua nên đã tìm cách học làm đầu lân, rồi từ đó nghề này gắn bó với anh đến tận giờ.

Cũng từ suy nghĩ đó, anh đã mở ra cơ sở làm lân với mong ước đơn giản là đem lại niềm vui cho trẻ thơ. Dù lời lãi không cao, công việc mang tính thời vụ, nhưng cứ nghĩ tới niềm vui của những đứa trẻ được múa lân trong dịp Trung thu, anh lại thấy có thêm động lực để làm nghề, yêu nghề.

Làm đầu lân có nhiều công đoạn như tạc khuôn, đắp giấy, sau đó phơi khô. Còn để hoàn chỉnh thì người thợ cần chút năng khiếu về nghệ thuật để có thể pha màu, vẽ mắt, trang trí đầu…

Đầu lân được làm bằng theo cách đúc bằng cốt xi măng hoặc bằng sườn tre. Với đầu lân bằng sườn tre thì công đoạn uốn sườn tre là khó nhất. Trong khi loại đầu lân bằng cốt xi măng thì 1 công nhân chỉ cần 1 ngày là có thể hoàn thành một sản phẩm, thì với khuôn bằng sườn tre, thợ phải mất 3-4 ngày.

Đầu lân thông thường có cách trang trí giống nhau, nhưng bây giờ, tùy vào thị hiếu của người tiêu dùng mà người thợ sẽ có cách trang trí đầu lân khác nhau: Đầu lân theo kiểu truyền thống, đầu lân theo kiểu quốc tế, đầu lân mắt to, đầu lân mắt nhỏ…

Do làm hoàn toàn thủ công nên mỗi sản phẩm lân đều chứa đựng cái hồn, vẻ đẹp khác nhau tùy theo tâm trạng và cảm xúc của người làm. Theo anh Hưng, một trong những khâu quan trọng nhất là vẽ đôi mắt của lân. Lân mạnh mẽ, hung dữ, hiền lành, hay cáu giận… đều được thể hiện qua đôi mắt, do đó đây là công đoạn được anh chú ý nhất.

Các nghệ nhân truyền hết lòng say mê nghề vào mỗi sản phẩm. Ảnh VGP/Lưu Hương

Giá cả của sản phẩm cũng rất đa dạng, tùy vào chất liệu và độ cầu kỳ. Lân bằng cốt xi măng giá chỉ từ 50.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/sản phẩm, còn đầu lân bằng khung tre, trang trí cầu kỳ thì giá khá cao, từ 5-6 triệu đồng/sản phẩm.

Những ngày Trung thu cận kề, cơ sở làm đầu lân ở Hội An lúc nào cũng nhộn nhịp, không chỉ bởi không khí làm việc khẩn trương của các nghệ nhân, nhân công, mà còn có nhiều khách hàng từ xa đến đặt hàng.

Một mùa Trung thu lại đến. Bên cạnh sự náo nức của trẻ thơ khi được rước đèn múa lân đón chị Hằng trên từng nẻo đường con phố, thì vẫn còn đó những nghệ nhân lặng lẽ làm nghề. Với họ, tiếng cười và niềm vui của con trẻ có lẽ vẫn là sự thôi thúc họ giữ nghề, qua đó hướng đến ý nghĩa lớn lao hơn là để lưu giữ những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

                                                                                                         Theo: Chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.516.493
Tổng truy cập: