VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Làng nghề “chỉ vàng” xơ dừa Bến Tre
(Ngày đăng: 24/09/2012   Lượt xem: 1034)

Người dân Bến Tre ví làng nghề xơ dừa thuộc địa phận 2 xã An Thạnh và Khánh Thạnh Trung, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là làng làm giàu. Dù giá dừa trái hiện nay có giảm, nhưng các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa nằm dọc theo sông Thom vẫn không thôi vận động và đi lên, góp phần giải quyết việc làm hơn 2.500 lao động, tạo ra giá trị sản xuất chiếm khoảng 43,8% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh.

 2551737509.jpg

Phơi chỉ xơ dừa

Capture.JPG

Bến sông Thom luôn đông đúc những chiếc ghe chở trái dừa, xơ dừa

Nhộn nhịp làng nghề

Một ngày đầu tuần, chúng tôi có dịp đi ngang qua làng nghề sản xuất chỉ sơ dừa của xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam. Trong cái nắng gay gắt 11 giờ trưa, xa xa vẫn thấp thoáng bóng những người phơi thảm chỉ xơ dừa đang cào cào, quét quét, nhanh tay cho kịp khô.

Đi dọc ra bến sông Thom vào lúc triều lên, cặp hai bên bờ sông thuộc xã An Thạnh (Mỏ Cày Nam) và Xã Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc) tấp nập, nhộn nhịp những chiếc ghe chở trái dừa, vỏ dừa từ các tỉnh lận cận đến.

Những năm gần đây, các cơ sở của làng nghề chỉ xơ dừa Mỏ Cày sôi động không khác gì một chợ chỉ mua bán dừa. Những chiếc ghe máy xuôi ngược khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… cùng nhau thu mua trái dừa, vỏ dừa chở về làng nghề. Anh Đinh Công Trí (35 tuổi) ở xã An Thạnh (Mỏ Cày Nam) từng là chủ ghe chuyên chở mộng dừa, sau lỗ lã nên anh chuyển sang nghề lột vỏ dừa cho cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa Hai Tiến. Anh chỉ cho tôi dụng cụ tách vỏ dừa là một loại dao sắt, cứng được dựng cố định vào một cái trụ vững vàng. Từng trái dừa được những đôi bàn tay nhanh nhẹn và thành thạo của người lao động trong vùng để lên mũi dao và nại ra, tách vỏ một cách dễ dàng. Anh Trí cho biết, lột vỏ 200 trái dừa được 30 ngàn, bình quân mỗi người lột khoảng 2000-3000 trái/ngày, thu nhập khoảng 200-400 ngàn/ngày. Tuy tiền công một ngày có cao so với người lao động nông thôn, nhưng không phải ngày nào cũng có, bởi lúc có dừa chủ cơ sở mới gọi mình đến làm.

Anh Đinh Thanh Ngọc - Quản lý cơ sở Hai Tiến nói, sau khi lột vỏ dừa xong, sẽ có một nhóm cho vỏ dừa vào máy tập thể, lấy chỉ xơ dừa. Nhóm này làm việc vào ban đêm, bởi hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa đã chuyển từ dùng máy dầu để đập vỏ dừa sang dùng máy điện. Anh Ngọc cho biết, để giảm chi phí sản xuất, các cơ sở thường hoạt động vào giờ thấp điểm, lúc đó điện mạnh mà giá thấp. Ngược lại, nhóm phơi chỉ xơ dừa làm việc ban ngày. Mùa mưa bà con thường rất vất vả hơn vì ẩm ướt. Một sân phơi thường từ 2-4 người, nắng tốt chỉ phơi trong ngày, mỗi thiên lao động được nhận tiền công 200.000 đồng.

Theo chủ cơ sở Lê Thị Sem , xã Anh Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, có hộ mua dừa trái về tách phần vỏ bán cho cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, còn lại phân loại: dừa loại lớn chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh, dừa loại từ 800 gram trở lên bán cho các tàu, loại nhỏ hơn tách lấy cơm bán cho doanh nghiệp sản xuất cơm dừa nạo sấy, gáo dừa bán cho doanh nghiệp sản xuất than tiêu kết, nước dừa bán cho cơ sở sản xuầt thạch dừa. Riêng cơ sở của chị Sem chuyên sản xuất chỉ xơ dừa. Mỗi ngày chị Sem thu mua từ 30-40 thiên vỏ dừa, những tháng cây dừa treo trái, các cơ sở không cung cấp đủ vỏ dừa, chị phải thuê ghe đến các tỉnh thu mua, vỏ dừa đưa vào máy dập lấy chỉ phơi khô ép thành kiện. Gần đây, chị chỉ bán xơ dừa cho người Trung Quốc, Nhật Bản, trung bình 1-2 tuần, chị bán cho đối tác từ 70-100 tấn chỉ.

Thu nhập cao từ “chỉ vàng” xơ dừa

Đến với xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhà nhà, người người đều làm chỉ xơ dừa. Theo lời người dân xung quanh, nhờ làng nghề này mà cuộc sống của nhiều người dân ở đây khấm khá hơn, nhiều hộ gia đình trở nên giàu có và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa mọc lên.

Theo lời ông Nguyễn Văn Đạt – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Khánh Thạnh Tân cho biết, nghề làm chỉ xơ dừa có từ rất lâu nhưng không ai nhớ rõ nguồn gốc của nó có từ khi nào, chỉ biết rằng ông Nguyễn Văn Nhu (Sáu Nhu), chủ một công ty thu mua chỉ xơ dừa lớn nhất xã, là người khởi xướng nghề này. Trước đây, người dân Bến Tre chỉ sử dụng cơm dừa chế biến thành phẩm, còn vỏ dừa làm củi đốt. Khi ông Sáu Nhu phát hiện một công ty mua chỉ xơ dừa với số lượng lớn để xuất khẩu, ông liền tìm tòi học hỏi và mua máy móc về chạy chỉ xơ dừa. Thấy ông Sáu ăn nên làm ra, người dân trong vùng bắt chước làm theo, họ vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất chỉ xơ dừa. Lúc đầu chỉ có vài cơ sở, đến nay, làng nghề xã Khánh Thạnh Tân có trên 100 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa lớn, nhỏ nằm rải rác ở ấp Vĩnh Trị, Tân Hội, Tân Lợi, Tân Hưng…

Được biết, mỗi ngày, một cơ sở bình quân sản xuất khoảng 10 tấn chỉ khô và từ 2-3 tấn chỉ ướt. Đặc biệt, những cơ sở lớn có hơn 30 công nhân có thể sản xuất từ 15-20 tấn. Ông Đạt tự hào, năm 2008, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã tặng danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu” cho làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa xã Khánh Thạnh Tân.

Anh Hồng Phúc Cường - chủ Công ty TNHH Dừa Xanh, xã An Thạnh cho biết, nghề này không chỉ mang thu nhập cao cho chủ mà còn cho cả người lao động, bởi nhu cầu xuất khẩu về mặt hàng này ngày càng nhiều. Chị Trương Thị Loan - nhân công Công ty Dừa Xanh tâm sự, nhờ có nghề chỉ xơ dừa mà tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái học hành. Ngoài làm chỉ xơ dừa, lao động ở đây còn tăng thu nhập nhờ lột dừa khô, vận chuyển dừa, đập vỏ dừa , phơi chỉ xơ dừa… Cũng như chị Loan, cuộc sống của anh Nguyễn Văn Cường, công nhân sản xuất chỉ xơ dừa Hữu Phước, xã Khánh Thạnh Tân cũng khấm khá hơn từ khi làm chỉ xơ dừa. “Nghề này không chỉ thu nhập cao mà còn rất nhàn. Mỗi ngày, tôi chỉ làm việc từ 4 – 11 giờ trưa, thời gian buổi chiều, tôi có thể phụ giúp gia đình.” anh Cường nói. Với đặc tính là nghề nhàn rỗi nhưng thu nhập khá nên nghề làm chỉ xơ dừa đang thu hút rất nhiều lao động nông thôn tham gia và nhiều gia đình trở nên khá giả. Dọc hai bên sông Vàm Thom bây giờ, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên, cầu đường cũng được bê tông hóa.

Làng nghề chỉ xơ dừa đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 2.500 lao động nông thôn. Chỉ xơ dừa được người dân nơi đây ví von là “chỉ vàng” bởi giá trị kinh tế cao, ông Lê Thanh Xuân, phó chủ tịch xã Khánh Thạnh Tân bộc bạch.

Theo báo nhân dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.502.319
Tổng truy cập: