VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Thánh địa Mỹ Sơn - niềm tự hào không của riêng ai - Bài 1: Độc đáo Mỹ Sơn­
(Ngày đăng: 26/06/2012   Lượt xem: 626)

Ngày nay ngày càng có nhiều du khách tìm đến với Quảng Nam, bởi nơi đây không chỉ là một mảnh đất với nhiều danh thắng hấp dẫn mà còn là nơi có hai Di sản Văn hóa Thế giới, đó là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An. Ở bài viết này, chúng tôi muốn nói đến quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12-1999.

Nếu chúng ta hành trình từ miền Trung vào Nam và ngược lại, có thể nhìn thấy những nét độc đáo của nền văn hóa Chăm qua những tháp Chàm nằm rải rác đó đây. Nhưng phải nói rằng, nổi tiếng nhất là quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
Không gian phía ngoài của những đền tháp Mỹ Sơn
Nhiều người khi đến Mỹ Sơn đã so sánh thánh địa này với tổ hợp các đền đài ở một số nước Đông Nam Á như: Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan), Pagan (Myanma)... và ngỡ ngàng, thán phục trước vẻ đẹp độc đáo của nó và với phong cảnh hữu tình nơi đây.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở một thung lũng được bao quanh bởi đồi núi với bán kính khoảng 2 km, với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13. Mỹ Sơn đã trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng thần Siva - Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn… Đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn tồn tại đến ngày nay. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman - vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Năm 1898, Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, hai học giả Pháp là L.Finot và L.de Lajonquìere và kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm. Sau đó vào năm 1903 – 1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố…
Ngay chính từ thời xa, những nghệ nhân Chăm đã thổi hồn vào những mẫu tượng đất nung, đá sa thạch làm cho chúng có diện mạo, sự rung động, có hồn và trở nên bất tử. Chính các nghệ nhân này đã làm cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm trở thành thành tựu rực rỡ của văn hóa Chăm, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật, văn hóa của các nước khu vực Đông Nam Á. Nhiều hiện vật được phát hiện tại khu tháp cổ Mỹ Sơn, tiêu biểu nhất là những tượng vũ nữ, các thần linh của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về TP. Đà Nẵng đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Thánh địa Mỹ Sơn là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, độc đáo, có giá trị văn hóa của một dân tộc, là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những nền văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Do đó quần thể di tích Mỹ Sơn là niềm tự hào không của riêng ai!
Theo baomoi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.502.203
Tổng truy cập: