Tin tức nổi bật
(29-33)- Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘'thủ phủ'' rác
(Ngày đăng: 19/04/2024   Lượt xem: 49)

Làng nghề truyền thống làm tăm hương ở bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa (TP. Hà Nội) theo dòng chảy xu thế nay thành ‘'thủ phủ’' phế liệu, chuyên thu mua, sơ chế rác…

Trước đây, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội có 6 thôn thì có 5 thôn làm tăm hương, trong đó riêng thôn Xà Cầu lại đặc trưng về làm hương đen. Tuy nhiên, do không cạnh tranh được với các nơi khác, một số hộ dân đã chuyển sang thu gom, tái chế rác.
 
Dần dần, nghề mưu sinh đặc biệt này lan rộng ra khắp làng và trở thành "truyền thống mới", biến làng nghề vốn nổi tiếng bởi mặt hàng thủ công truyền thống thành "thủ phủ" phế liệu ngoại thành Hà Nội.

Và những người dân bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa gọi đây là "dòng chảy xu thế" bởi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải mưu sinh theo làng nghề hiện đại.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Lê Thị Mẫn (58 tuổi), một trong số những người đầu tiên làm phế liệu ở làng chia sẻ: "Ban đầu ở đây chỉ lác đác một vài người làm nhưng giờ thành cả làng làm nghề thu gom, phân loại, tái chế nhựa phế liệu. Hoạt động này đã biến làng nghề hương đen truyền trống khi xưa thành ‘thủ phủ'' phế liệu lớn nhất tại Hà Nội”.

Ông Nguyễn Hữu Nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho biết, theo thống kê, riêng thôn Xà Cầu hiện có khoảng 170-180 hộ gia đình (trên tổng số 800 hộ) làm nghề thu mua, sơ chế rác thải nhựa.

Thanh niên trai tráng, khỏe mạnh đứng máy nghiền, máy xả nước, bốc dỡ hàng lên xuống xe. Người già, trẻ em và phụ nữ thì phân loại, bóc nhãn mác, rửa chai lọ…

Nhựa phế phẩm sau khi sơ chế rồi nghiền nhỏ, bán lại cho các công ty, nhà máy sản xuất đồ nhựa. Vì thế, nơi đây luôn nhộn nhịp mua, bán vào cuối giờ chiều, khi nhiều thương lái tới lui thu gom và mua từng loại nhựa, sắt đã được phân loại.

Trong số gần 200 hộ gia đình làm nghề thu gom, phân loại phế liệu ở thôn Xà Cầu, gia đình ông Phan Văn Lĩnh (46 tuổi) hiểu rõ và xác định rằng, làm nghề này vừa nhàn lại có thu nhập cao hơn làm ruộng nhưng phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, mùi hôi từ các loại chai nhựa đã qua sử dụng.

Bà Thơm (48 tuổi) - một trong những người trực tiếp làm nghề không giấu nổi nỗi lo lắng của mình. Những núi rác thải nhựa chất đầy hai bên đường liên xã, liên thôn… mưa nắng rỉ nước, chảy trực tiếp xuống kênh mương, ao hồ, thậm chí ngấm ra ruộng khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Những ngày trời nắng 30 độ như hôm nay, mùi rác càng nồng nặc, khó chịu”, bà Thơm cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho hay, để giảm thiểu ô nhiễm, chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình (Lạc Thủy, Hòa Bình).

Ngoài ra, các cán bộ thôn cũng được giao nhiệm vụ cắt cử người hướng dẫn bà con nhân dân tập kết rác thải không thể tái chế ở vị trí quy định. Khi đủ số lượng, xe của công ty sẽ tiến hành chuyên chở. Mức giá xử lý hiện nay là 700 đồng/kg.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại “thủ phủ'' rác ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội:

Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Gần 20 năm trước, thôn Xà Cầu nổi tiếng với nghề truyền thống làm hương đen và tăm tre thủ công
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Do không cạnh tranh được với các nơi khác, một số hộ dân đã chuyển sang thu gom, phân loại và sơ chế phế liệu để bán lại cho các nhà máy tái chế
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe chở đủ các loại phế liệu, rác thải, nhất là vỏ chai nhựa được chất thành đống để khắp đường làng, ngõ xóm
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Ngổn ngang những bao tải phế liệu được chất đống lối đi trong thôn, thậm chí cao quá mái nhà của nhiều hộ gia đình thu gom
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Hai bên đường liên thôn, thậm chí ngay cả dưới mặt đường cũng ngập “rác”
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Cả một làng nghề chết yểu, không còn làm hương đen, đến lúa cũng không dám cấy vì sợ nước bẩn, thay vào đó là cấy… nhựa
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Nắp chai nước truyền - đó là thứ còn lại sau quá trình phân loại. Những "sản phẩm" này sẽ được rửa sạch rồi đưa vào hệ thống máy nghiền nhằm tạo ra nhựa sơ chế
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Các hạt vi nhựa không thể tái chế theo dòng nước trôi xuống mương từ đường dẫn nước thải của một hộ gia đình thu gom phế liệu
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Với khối lượng “khổng lồ”, rác thải cứ thế tràn vào nghĩa trang, nằm xen kẽ giữa các ngôi mộ
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Theo thống kê, mỗi năm lượng rác thải phát sinh từ nghề sơ chế phế liệu ở thôn Xà Cầu rơi vào khoảng 150 tấn
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Từ già trẻ gái trai, ai cũng làm được vì công việc hết sức đơn giản, mỗi ngày kiếm trung bình từ 100.000 - 300.000 đồng
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘thủ phủ rác’
Mang lại thu nhập, nhưng phế thải cũng để lại nhiều hệ lụy cho Xà Cầu.
                                               Theo: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.487.733
Tổng truy cập: