QUÊ HƯƠNG & DU LỊCH
Du lịch Bạc Liêu cất cánh một nửa
(Ngày đăng: 12/03/2013   Lượt xem: 544)
Du lịch Bạc Liêu cất cánh một nửa
Khu du lịch sinh thái Hồ Nam điểm đến của du lịch ĐBSCL thực chất là nhà hàng khách sạn do tư nhân quản lý.

Bạc Liêu xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Theo đó hàng loạt những chủ trương, chính sách, ưu đãi đối với lĩnh vực này nhằm thu hút đầu tư, nâng cao năng lực khai thác tiềm năng, lợi thế. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện du lịch Bạc Liêu chỉ mới cất cánh... một nửa.

Nỗ lực khai thác mọi tiềm năng

Thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Bạc Liêu về phát triển du lịch, Bạc Liêu nỗ lực khai thác mọi tiềm năng lợi thế của ngành công nghiệp không khói này. Hàng loạt những dự án du lịch được kêu gọi đầu tư như: Du lịch sinh thái Hồ Nam, du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu, du lịch Phật bà Nam Hải, du lịch Nhà thờ Tắc Sậy, du lịch Vườn nhãn Bạc Liêu...

Theo ông Nguyễn Vũ, Phó giám đốc Sở VHTTDL Bạc Liêu, năm 2012 doanh thu du lịch – dịch vụ toàn tỉnh đạt trên 600 tỉ đồng, tỉnh đón tiếp khoảng 635.000 khách du lịch, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế (chủ yếu là Việt kiều về quê thanh minh và ăn tết). Bạc Liêu cũng vinh dự được Hiệp hội du lịch ĐBSCL chọn 2 địa điểm du lịch đồng bằng là: Khu du lịch sinh thái Hồ Nam và Khu nhà tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu với chủ đề  “ Bạc Liêu điểm hẹn văn hóa”. Ông Nguyễn Vũ nói: “Việc Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận Bạc Liêu có hai điểm đến là một vinh dự lớn cho Bạc Liêu, mở ra triển vọng cho ngành du lịch nhằm quảng bá hình ảnh Bạc Liêu”.

Để phát triển du lịch, trong năm 2012, Bạc Liêu triển khai hàng loạt các dự án nhằm thu hút khác du lịch, mở thêm nhiều điểm đến cho du khách. Đó là những dự án tiêu biểu như: Dự án bảo tồn nhãn cổ Bạc Liêu gắn với vận động và tổ chức cho nhân dân sắp xếp lại các dịch vụ du lịch; đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Bác Hồ tại Châu Thới giai đoạn 2; trùng tu Tháp cổ Vĩnh Hưng; nhà trưng bày Cá Ông (Gành Hào); xây dựng khu căn cứ Tỉnh ủy tại Ninh Thạnh Lơi... Ngành du lịch cũng cố gắng tìm sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, vùng đất Bạc Liêu; khai thác triệt để những điểm du lịch thu hút nhiều du khách.

Một điểm yếu của Bạc Liêu là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và hệ thống nhà hàng khách sạn còn yếu và thiếu. Theo thống kê của Sở VHTTDL, Bạc Liêu hiện chỉ có một khách sạn đạt chuẩn 3 sao, còn lại chỉ vài khách sạn đạt chuẩn 1 sao. Sản phẩm du lịch Bạc Liêu đã được chú ý đến như: Biểu tượng Bạc Liêu, biểu tượng cây đàn kìm, ngành nghề truyền thống... cũng được đưa vào khai thác.

Đăng ký đầu tư rồi để đó

Đó là dự án du lịch khu sinh thái Vườn Chim Bạc Liêu do Cty CP đầu tư và du lịch sinh thái Rồng Việt (Cty Rồng Việt)  liên kết với Sở NNPTNT và Ban quản lý Vườn chim thực hiện. Sau hai năm triển khai chưa xong giai đoạn 1 dự án không hiệu quả, gần như không còn hoạt động được. Ông Trịnh Hoài Thanh, Phó giám đốc Sở NNPTNT cho biết: “Hiện nay, Sở NNPTNT đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư (thay thế Cty Rồng Việt) để xây dựng vườn chim thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL”. Hiện tại “điểm đến tiêu biểu của khu vực ĐBSCL” này vẫn còn hoang sơ, không có biểu hiện gì của một điểm du lịch.

Ngoài dự án du lịch vườn chim Bạc Liêu đang ngắc ngoải chờ... nhà đầu tư khác, UBND tỉnh Bạc Liêu có chủ trương giao cho 8 doanh nghiệp nhận khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển đông vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp du lịch sinh thái với tổng diện tích lên đến 833 ha, nhưng cho đến nay chưa có Cty, doanh nghiệp nào triển khai thực hiện dự án đầu tư khai thác du lịch sinh thái trình các cấp chính quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

Ngay như dự án được xem là có hiệu quả, được nhiều người dân trong và ngoài nước biết đến và là điểm đến không thể thiếu trong lòng du khách là Cụm nhà Công tử Bạc Liêu cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.


Cụm nhà Công tử Bạc Liêu, một địa danh nhiều du khách muốn tham quan, tìm hiểu sau hơn 1 năm trùng tu cho vẫn chưa xong.

Đây là dự án liên kết giữa Saigontourist và Cty Rồng Việt sau khi được Văn phòng Tỉnh ủy bàn giao từ năm 2011. Dự kiến đưa vào sử dụng vào đầu năm 2012, nhưng cho đến nay sau hơn 1 năm sửa chữa vẫn chưa xong. Thậm chí việc duy trì hai điểm đến đã được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận là Khu du lịch sinh thái Hồ Năm (thực chất là một nhà hàng, khách sạn do tư nhân quản lý) và Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng dần thưa khách do doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.

Để du lịch Bạc Liêu phát triển vững chắc, hiệu quả, ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở VHTTDL Bạc Liêu  cho rằng các dự án du lịch cần sớm triển khai thực hiện; nâng cao năng lực, chất lượng của các sản phẩm – dịch vụ du lịch. Để có được điều này, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành chớ không riêng gì Sở VHTTDL.
                                                                                                                Theo: Lao Động
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.498.286
Tổng truy cập: