TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Êđê Bih: Gian nan nghề dệt chiếu
(Ngày đăng: 02/06/2014   Lượt xem: 411)

Nghề dệt chiếu của người Êđê Bih trước đây là một nghề hưng thịnh và phát triển, sản phẩm chiếu được rất nhiều người dân Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung biết đến và sử dụng, nhưng càng ngày nghề dệt chiếu nơi đây ngày càng ít người biết đến và đang đứng trước nguy cơ “thất truyền”.

Khó khăn trăm bề

Chúng tôi tìm đến với nghề làm chiếu đặc trưng của người dân tộc Êđê Bih tại Buôn Trấp (thị trấn Buôn Trấp, Huyện Krông Ana, Đắk Lắk) với mong muốn được tận mắt thấy cảnh người dân buôn làng dệt thủ công những tấm chiếu, những sản phẩm mà không phải người Êđê nào cũng có thể làm được.



                                      Phải đi hằng trăm cây số mới mang được cói về dệt chiếu.


Vào tới trung tâm thị trấn Buôn Trấp hỏi thăm một vài người dân về buôn dệt chiếu, thì hầu hết đều lắc đầu và trả lời không biết, và không có buôn nào làm nghề này cả!

Mất một thời gian lòng vòng, chúng tôi may mắn được một anh nhà gần sát buôn, dẫn đến vài nhà người Êđê Bih còn làm nghề dệt chiếu.

Điều khiến chúng tôi khá bất ngờ đó chính là buôn Trấp nơi lưu giữ nghề dệt chiếu chỉ cách trung tâm Thị trấn chỉ khoảng 1km, nhưng buôn dệt chiếu lại vô cùng xa lạ với mọi người dân. Vào tới buôn mới biết được chỉ còn 5, 6 hộ gia đình còn làm chiếu thôi, chứ không còn phổ biến nhiều như trước nữa. 

Một trong những gia đình trong buôn còn làm là gia đình bà H’Ven H’Đer (50 tuổi) bà đã làm nghề này từ hồi còn bé, đến nay bà vẫn tiếp tục và truyền dạy lại cho các con gái của mình. Chị H’Mót H’Đer (30 tuổi) và H’Tăng H’Đer (21 tuổi) 2 con gái của bà H’Ven ngay từ nhỏ, khi thấy mẹ và bà làm nên cũng đã tự học được nghề và rất thành thạo, cứ thế nghề nối nghề.

Để làm được 1 chiếc chiếu cả một quá trình dài và vất vả, chị H’Mót cho biết để đi lấy được cói về dệt chiếu thì 5, 6 nhà phải góp tiền lại rồi thuê thuyền máy đi 6 tiếng trên sông, mới tới được vùng có cói ở vùng Nam Ka, La Xiên thuộc huyện Krông Nô (Đắk Nông) mới có cói dệt, rồi tranh thủ lấy có khi phải ở lại vài ngày mới về nhà. Cói khi được mang về qua công đoạn chẻ cói, phơi cói 2 ngày nắng cho có độ dai, rồi đến lựa chọn sợi non chưa già có màu xanh ngả màu (không chọn sợi quá già vì màu đen khi dệt sẽ xấu chiếu) mới đem dệt.


Dệt chiếu hoàn hoàn bằng tay, cần 2 người giữ đầu khung và 1 người luồn sợi cói, nếu dệt nhanh một ngày có thể dệt được 5 chiếc. Chiếc chiếu thành phẩm của người Êđê Bih khi nhìn rất “mộc” có màu xanh hơi ngả màu vì chiếu không nhuộm màu sợ cói, cũng không pha hóa chất để làm bóng sợi cho đẹp, chiếu cũng không in hoa văn cầu kỳ, chiếc chiếu chỉ đơn thuần là cói thô dệt thành nên rất khác biệt so với các loại chiếu khác.


Đặc biệt chiếu của người Êđê Bih khá dày, nằm mát và rất bền, chiếu qua bàn tay khéo léo trở nên rất đều đặn, các sợi cói đan xen nhau đẹp mắt, tất cả công đoạn đều làm bằng thủ công nên để làm ra 1 sản phẩm là cả một quá trình kỳ công, tỷ mỉ.


Nghề dệt chiếu sở dĩ ngày nay chỉ còn rất ít hộ gia đình làm ở buôn còn làm, vì công đoạn lấy nguyên liệu rất khó khăn, vất cả, cói càng ngày cũng càng thưa dần không còn như trước, cùng với đó chiếu bán ra với giá thành rất thấp chỉ 50 -60 ngàn đồng/chiếc.


Mỗi chiếc chiếu bán ra trừ trầm chi phí người dệt chỉ lãi đôi ba mươi ngàn là cao, chủ yếu “lấy công làm lời” nếu tính cả công sức thì tiền lời chẳng còn là bao.“Gia đình mình cũng có làm ruộng nhưng tiền có được ít lắm, nên khi hết việc cả nhà thường đi làm thuê cho người ta kiếm tiền, còn đến mùa nắng mới đi lấy cói về dệt để có thêm tiền, tuy có ít nhưng có còn hơn không.”


H’Tăng cho biết. Cũng như gia đình bà H’Ven, Bà H’Ye B’Krông (60 tuổi) năm nào cũng dệt chiếu bán, cho biết thêm mỗi năm gia đình bà chỉ dệt vào tháng 2, tháng 3 vào mùa nắng mới phơi cói được chất liệu tốt nhất, và dệt khi có thương lái đặt mua hàng, chứ ít khi làm chiếu bán trong buôn hay trong vùng, họ đến đặt hàng để đem đi vùng xa bán.“Dệt chiếu mấy chục năm nay rồi cũng quen dần, thấy làm chiếu vất vả lắm nhưng khi người ta đặt mua thì vẫn đi lấy cói về dệt, chứ không làm thì thấy tiếc lắm, làm được cũng còn được ít tiền phụ cho gia đình” – bà H’Ye chia sẻ.


Khi chúng tôi hỏi sao mọi người không mang ra chợ bán, thì hầu hết đều trả lời người đến mua chứ không mang bán lẻ và đã từ lâu chiếu này không còn được bán trong chợ vùng này nữa…Thầy Hoàng Minh Sơn, giáo viên văn trường THCS Dân tộc nội trú Krông Ana kể lại: “Chiếu của người Êđê Bih dệt ra vào những năm 90 tôi còn thấy người ta bày bán ở chợ, sau này thì không thấy và mất hẳn, không còn thấy được bán.


Tôi được biết đa số các thương lái ở tận vùng Đrây Sáp người ta mua chiếu này và khi mang bán giá thành có khi đến gấp đôi hoặc hơn thế nữa”. Một điều đặc biệt trong các nhóm tộc người Êđê thì chỉ có duy nhất người Êđê Bih mới biết được cách dệt loại chiếu này và nghề chiếu đã được lưu truyền hằng trăm năm về trước và phổ biến trong mọi gia đình Êđê Bih trước đây.


Nghề truyền thống cần lưu giữ


“Chiếu là một hiện vật tâm linh của người Êđê Bih, ngày xưa nghề chiếu phát triển rộng khắp vùng sông nước Krông Ana Ea Na, Ea Bông, Buôn Trấp… Đây được coi là nơi sản xuất chiếu lớn nhất Tây Nguyên, nhưng nay nghề dệt chiếu của người Êđê chỉ vài nhà ở thôn Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp và Buôn Ea Nhach, xã Ea Bông là còn giữ nghề.” 

Tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung, chuyên nghiên cứu văn hóa Êđê giảng viên trường Đại học Tây Nguyên cho biết. Ngoài ra tiến sĩ Tuyết Nhung chia sẻ thêm việc nghề chiếu mai một dần là do vùng nguyên liệu bị thu hẹp, cấu trúc buôn làng, kiến trúc nhà dài thay đổi, các lễ hội mai một dần nên dệt chiếu ít phát triển. Nói về biện pháp để lưu truyền nghề dệt chiếu truyền thống.


Cô Nhung nhấn mạnh: “rất cần bảo tồn nghề dệt chiếu truyền thống đang bị mai một này vì đây là một trong những văn hóa đặc trưng của người Êđê Bih, đồng thời các cơ quan chức năng nên khảo sát, mở những lớp tập huấn để đồng bào hiểu giá trị kinh tế và văn hóa của nghề, tìm hướng khắc phục đầu ra và xây dựng vùng nguyên liệu cho bà con làm nghề”.


Nếu như ngày xưa hầu hết mọi người Êđê Bih đều biết cách dệt chiếu, thì nay chỉ còn còn thưa thớt vài nhà còn làm. Nhưng đứng trước những sự khó khăn cả về nguyên liệu, giá thành sản phẩm thì liệu vài chục năm nữa những chiếc chiếu của người Êđê Bih còn được biết đến hay không, và những thế hệ sau này của Ê đe Bih còn biết làm nghề dệt của mẹ, của bà mình chăng? Việc dệt những chiếc chiếu dường như không còn đơn thuần là dệt để làm kinh tế mà còn là dệt để lưu giữ được truyền thống đặc trưng, dệt nên nét văn hóa không lẫn vào đâu của người Êđê Bih.

                                                                                                       Theo: Tầm nhìn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.488.999
Tổng truy cập: