TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Hắt hiu làng nghề chằm nón
(Ngày đăng: 30/05/2014   Lượt xem: 326)

Hình ảnh chiếc nón lá luôn xuất hiện thân thuộc, dung dị cùng người phụ nữ Việt Nam. Nhưng với sự phát triển của xã hội, chiếc nón lá đang dần mai một. Một số người làm nghề chằm nón lá đã chuyển sang nghề khác, nhiều làng nón gặp khó khăn.

Bà Hồ Thị Thiều là một trong những người hiếm hoi tại làng Mỹ Xuyên còn làm nghề chằm nón lá.

Một ngày đầy nắng và gió, tôi về làng nón Mỹ Xuyên, xã Bình An, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam), nơi từng là cái nôi của nghề chằm nón lá trên vùng đất Quảng. Theo lời của các bậc cao niên trong làng, nghề chằm nón lá bắt đầu du nhập vào vùng đất Duy Xuyên, Quảng Nam từ rất lâu, khi những thương nhân Thanh Hóa, thừa lệnh vua Lê Thánh Tông vào đất Mỹ Xuyên để sinh sống. Trải qua bao thăng trầm, những lúc vội vã chạy giặc, những lúc cần lương thực để qua cơn đói khát, nghề chằm nón lá đã đến với người dân Mỹ Xuyên như một vị cứu tinh. Vậy mà khác với sự nhộn nhịp, khẩn trương của làng nón mấy mươi năm về trước, bây giờ cả làng hiu hắt, ảm đạm bởi nhiều người đã bỏ nghề. Bà Hồ Thị Thiều (70 tuổi, trú tại thôn Xuyên Tây 2, xã Bình An) là một trong ít người trong làng còn gắn bó với nghề chằm nón. Bà kể, từ lúc lên sáu tuổi, hầu hết con gái trong làng đều biết chằm nón. Ngay cả trong những năm kháng chiến chống Pháp, nghề chằm nón lá cũng rất hưng thịnh. Nhà nhà, người người chằm nón. Những lúc chạy giặc, dân làng cũng ôm đồ nghề đi theo. Tối đến, các bà, các mẹ lại thắp đèn để tiếp tục chằm nón đổi lấy gạo.

Làng nón Mỹ Xuyên sản xuất ba loại nón chính, đó là nón dày, nón thưa, nón lỡ. Nguyên liệu làm nón là tre, lá nón, cây đoát, chỉ tơ, dầu rái. Bà Thiều bật mí, để làm được một chiếc nón lá đẹp, bền thì phải chọn lá nón từ thượng nguồn sông Thu Bồn. Quá trình làm phải cẩn thận và tỉ mỉ từng công đoạn. Nhờ nghề chằm nón, đã giúp bà Thiều nuôi sáu người con nên người. Bây giờ tuổi đã cao, sức yếu nhưng bà vẫn gắn bó với nghề, một phần vì không nỡ dứt bỏ nghề từ lâu đã ăn sâu vào bà như một cái “nghiệp”.

Khi hỏi đến việc truyền nghề cho thế hệ sau, bà Thiều cười chua chát: “Cả làng tôi đã bỏ nghề này lâu rồi. Nhiều người giờ nói đến nghề chằm nón gần như đã quên hẳn”. Dọc theo những con đường làng ở xã Bình An, hình ảnh các bà, các chị ngồi chằm nón đã lui về dĩ vãng. Tôi bỗng thấy tiếc nuối về một làng nghề từng nổi tiếng khắp vùng. Nghề chằm nón lá bây giờ cũng đã đổi sang một cái tên khác, đó là nghề “nón dặn”, tức là có ai dặn, ai mua thì mới làm. Nhưng được mấy người còn mặn mà với nón lá mà dặn, mà mua?

                                                                                                 Theo: Quân đội nhân dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.489.141
Tổng truy cập: