TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Điện Biên: Chú trọng phát triển nghề truyền thống
(Ngày đăng: 30/11/2013   Lượt xem: 425)
Xuất phát từ vùng trắng công nghiệp, hoạt động khuyến công Điện Biên rất chú trọng đầu tư cho lĩnh vực khởi sự doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; trình diễn kỹ thuật và nhân rộng mô hình, đào tạo nghề nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gắn chặt với địa bàn nông thôn.

Theo ông Nguyễn Văn Cộng - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN) Điện Biên, 5 năm qua, khuyến công Điện Biên đã hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề cho 3.530 lao động mới có việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; cung ứng các mặt hàng phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho bà con nông dân như: Trình diễn kỹ thuật chế biến tinh bột sắn, miến dong, chế biến chè, kỹ thuật sản xuất gạch bằng lò đứng tuynel… Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Đông Nam huyện Tuần Giáo.

Công tác khuyến công địa phương đã hỗ trợ mở 1 lớp truyền nghề chế biến chè cho bà con nông dân xã Sín Chải, xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa. Trung tâm khuyến công đã tổ chức đoàn cán bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT), cán bộ quản lý các huyện thị, xã đi học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý về lĩnh vực marketing, quản lý lao động; tổ chức hội nghị tập huấn chính sách khuyến công cho các huyện, thị xã và tổ chức đoàn tham gia hội chợ triển lãm hàng CNNT khu vực phía Bắc; tham gia các hoạt động tư vấn công trình khai thác mỏ, công trình điện nông thôn.

Để huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất CNNT và các dịch vụ khuyến công, Trung tâm KC&TVPTCN Điện Biên kiến nghị nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, tăng cường nguồn kinh phí khuyến công cho những vùng sâu, vùng xa.

Với kinh phí gần 4 tỷ đồng, các chương trình khuyến công quốc gia ở Điện Biên đã khơi dậy các nghề truyền thống địa phương, như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề sản xuất chổi chít, sản xuất hàng mây tre đan... và khai thác nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng thời gian nông nhàn để sản xuất hàng tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng sâu, vùng xa; xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, nhân rộng điển hình cho một số cơ sở sản xuất trong tỉnh. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức và tham gia nhiều hội thảo, tập huấn về hoạt động khuyến công cho các huyện, thị xã và các cán bộ làm công tác khuyến công.

Cũng theo ông Cộng, khó khăn lớn nhất trong hoạt động khuyến công Điện Biên là các cơ sở CNNT rải rác và nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính hạn chế nên rất khó đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Trong khi đó, nguồn kinh phí hỗ trợ của khuyến công quá ít, không tạo được động lực cho các cơ sở. Số lượng đề án đủ tiêu chuẩn thụ hưởng kinh phí khuyến công quốc gia không nhiều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thiếu, cán bộ ít, trình độ chuyên môn hạn chế.

Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách khuyến công cho các địa phương. Bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý, quản trị marketing,... cho cán bộ quản lý cơ sở CNNT. Chú trọng ưu tiên các cơ sở sản xuất CN-TTCN ở làng nghề làm hạt nhân phát triển sản xuất. Hỗ trợ, tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, hướng dẫn đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất mộc, chế biến nông - lâm sản, sửa chữa cơ khí nhỏ, khai khoáng, vật liệu xây dựng; hỗ trợ truyền nghề, đào tạo lao động khôi phục nghề truyền thống, phát triển nghề mới, làng nghề và phát triển cụm điểm công nghiệp, nhằm thu hút lao động nông nhàn, sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương sản xuất các sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc vùng, miền như: Dệt thổ cẩm, đồ trang sức, để gắn với phát triển du lịch; Đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất đưa sản phẩm đi tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, ứng dụng thương mại điện tử vào xúc tiến thương mại, cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường giá cả, công nghệ;... phấn đấu mỗi huyện thành lập được 1 cụm công nghiệp.

                                                                                                                   Theo: congthuong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.501.411
Tổng truy cập: