LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(Ngày đăng: 18/05/2024   Lượt xem: 3)
Qua bàn tay của nghệ nhân đất mỏ, những hòn than xù xì đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, làm nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo...
 
 
(Ngày đăng: 03/08/2011   Lượt xem: 1510)
Làng nghề Sơn Đồng đã hình thành và phát triển được hơn 1.000 năm, kể từ khi nền văn hoá Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, Làng nghề có hàng trăm người thợ được phong Tước bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng tham gia như Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột...
(Ngày đăng: 03/08/2011   Lượt xem: 645)
Làng nghề vàng bạc Châu Khê xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh hải Dương là một làng cổ thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Nơi đây là quê hương của những nghệ nhân vàng bạc có từ rất sớm ( Thế kỷ XV- Thời Lê Thánh Tông 1460-1497) do Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín khởi dựng. Dân làng đã suy tôn người là: “Tổ nghề Kim hoàn mỹ nghệ Châu Khê”.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 1831)
Một buổi chiều đầu năm, bên bát nước chè đặc quánh bốc hơi nghi ngút ông Nguyễn Văn Duệ người làm trống lâu nắm nhất của làng Đức Hậu hiện nay kể: “Không biết chính xác nghề làm trống của làng khởi phát từ khi nào, chỉ biết đến đời tui là đời thứ 6. Tui lớn lên trong tiếng tùng cắc thử trống vang lên khắp làng hàng ngày như ngấm vào máu thịt. Những người thợ làm trống thời ông Duệ bắt đầu học nghề từ năm 12, 13 tuổi và nếu chịu khó thì 3-4 năm sau họ có thể trở thành những người thợ lành nghề.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 468)
Về làng Choá vào những ngày này ai ai cũng cảm nhận được mùi hương thơm ngào ngạt, thanh tao lan toả. Những nứa, những tăm nhuộm màu xòe ra như đóa hoa hàng ngàn cánh. Giàn phơi hương cũng trải khắp trong nhà, ngoài ngõ, với màu vàng của tăm nứa, màu đỏ của chân hương, màu đen của nhựa trám và bột than hoa đan xen nhau tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 555)
Xưa kia, làng Định Công (Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề kim hoàn đặc biệt là nghề đậu bạc. Đây là một trong số ít nghề cổ của đất Thăng Long còn tồn tại đến ngày nay. Theo sử sách ghi chép lại, nghề đậu bạc Định Công có từ thế kỷ thứ VII (thời Tiền Lý) do ba ông Tổ nghề Trần Điền - Trần Điện - Trần Hòa truyền lại cho dân làng. So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm từ đậu bạc ở Định Công có nét đặc trưng riêng.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 742)
Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang (Thường Tín) từ xưa đã có nghề điêu khắc mộc, nay còn có thêm những tay nghề điêu khắc trên đá làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá nổi tiếng.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 723)
Từ Quốc lộ 46 rẽ sang đường 15 qua Mỹ Sơn (Đô Lương), vượt đỉnh Cồn Nem, chúng tôi ghé thăm Trù Sơn, cái nôi của nghề gốm truyền thống trên đất Đô Lương nói riêng và cả xứ Nghệ nói chung. Trong sắc thu, những mẻ gốm thô được nắng, đỏ rực cả một khoảng sân dài.
(Ngày đăng: 29/07/2011   Lượt xem: 552)
Làng Thụy Ứng thuộc xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tương truyền, nghề làm lược sừng của Thụy Ứng đã có cách đây gần bốn trăm năm.
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.518.569
Tổng truy cập: