DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống
(Ngày đăng: 14/04/2013   Lượt xem: 1058)
Với người dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Song thứ âm thanh diệu kỳ đó giờ đây đang dần xa lạ với lớp trẻ... Đây cũng là thực trạng chung của lớp trẻ các dân tộc thiểu số khác đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Nguồn: blogsport.com

Buôn Kô Siêr, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk có đội chiêng nổi tiếng nhất nước ta, từng lưu diễn nhiều nước trên thế giới và hầu hết các lễ hội trong nước. Thế nhưng những người tâm huyết với đội chiêng này luôn canh cánh nỗi lo trong lòng khi lực lượng kế thừa ngày càng ít. Thực tế, trước đây, buôn Kô Siêr đã mở các lớp dạy đánh cồng chiêng nhưng sau một thời gian, số các em tham gia lớp học ít dần. Lý do chỉ là vì học cồng chiêng vừa tốn tiền vừa không phụ giúp được gia đình việc nương rẫy. Mặt khác, với thế hệ trẻ ở Tây Nguyên bây giờ cồng chiêng không hấp dẫn, lôi cuốn bằng âm nhạc hiện đại… Nghệ nhân Y Wơn chia sẻ, mất công cả mấy tháng trời để dạy nhưng bọn trẻ chỉ mới biết gõ chiêng cho đều và đánh được 1-2 bài ngăn ngắn; còn những bài dài thì dạy mãi mà chúng nó không nhớ. Thanh niên bây giờ đánh chiêng nghe không ưa chút nào; đánh chiêng mà cái hồn chiêng ở tận đâu...

Không chỉ cồng chiêng ở Tây Nguyên mà tiếng nói, phong tục, tập quán văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số khác cũng đang lâm vào tình trạng mai một. Em Đặng Thị Liễu, 17 tuổi, thôn Bẩu, Chiêm Hóa, Tuyên Quang cho biết, em mới được mẹ làm cho một bộ quần áo truyền thống. Bộ quần áo của em được khâu, thêu rất kỳ công và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, em không thể mặc nó hàng ngày bởi thấy mình lạc lõng, chỉ những ngày lễ, tết hoặc các ngày hội em mới mang ra mặc.

Xã hội phát triển, nhiều thanh niên, thiếu niên dân tộc thiểu số hòa nhập với lối sống đô thị một cách nhanh chóng. Không ít người còn có tư tưởng giấu đi nguồn gốc dân tộc của mình bằng việc ăn mặc hiện đại và không sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với nhau… Cũng chính vì thế, trang phục, ngôn ngữ của nhiều dân tộc theo thời gian dần biến mất và văn hóa truyền thống của họ cũng theo đó mai một dần. Nhiều dân tộc tự đánh mất ngôn ngữ và văn hóa truyền thống do sự thờ ơ của lớp trẻ.

Hoàng Hải Yến - sinh viên Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn cho rằng, không hẳn là nhiều bạn trẻ thờ ơ với những giá trị truyền thống, nhưng xu thế hội nhập đã trở thành nguyên nhân khiến những giá trị này nhiều lúc phai nhạt. Muốn mặc những trang phục dân tộc nguyên gốc bây giờ cũng không dễ bởi hầu hết những bộ quần áo của các dân tộc ngày nay đã bị cách tân, thay đổi. Ngôn ngữ cũng vậy, những giao tiếp hằng ngày với rất nhiều các mối quan hệ đã thành rào cản khiến những bạn trẻ người dân tộc mất đi điều kiện học hỏi để giữ gìn tiếng mẹ đẻ.

Bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ, bảo vệ các dân tộc thiểu số. Đã có nhiều chương trình, dự án được triển khai thực hiện nhằm bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhiều công trình, đề tài nghiên cứu chất lượng thấp, không tương xứng với tiền của đã đầu tư; nhiều lễ hội truyền thống, nhiều nghề truyền thống, tập tục cổ truyền của các tộc người được phục dựng, hoặc vận dụng, còn mang tính hình thức…

Từ thực tế đó, thiết nghĩ, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, các địa phương, các ngành chức năng cần tổ chức thường xuyên những sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc; thành lập và nhân rộng các câu lạc bộ văn hóa truyền thống; đưa một số tiếng mẹ đẻ vào giáo dục từ các lớp mầm non, tiểu học... Điều quan trọng hơn là cần đưa lớp trẻ vào cuộc; nâng cao ý thức và nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm; khơi dậy niềm đam mê, lòng tự tôn, tự hào dân tộc của lớp trẻ trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông.

                                                                                                Theo: Đại Biểu Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.646.948
Tổng truy cập: