KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(29-33)- Cơ hội cho những doanh nghiệp xuất khẩu Hà Nội
(Ngày đăng: 09/06/2024   Lượt xem: 7)

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta sang các nước đối tác tham gia Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành tại  xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội    Ảnh: Hải Anh
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Hải Anh

16 FTA đã và đang được thực thi

Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng cao, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường có FTA đều phục hồi tích cực. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ký FTA đạt 230,5 tỷ USD, chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay Việt Nam có 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được triển khai thực thi và đang đàm phán 3 FTA mới. Tham gia FTA sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, giảm thuế quan và rào cản thương mại. Điều này, giúp tăng cường khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp gia tăng doanh số bán hàng, quy mô hoạt động.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng: “Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu với khả năng cung ứng cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và với chất lượng ngày càng được cải thiện. Nhiều tập đoàn, nhiều kênh phân phối bán lẻ/bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung bền vững và đã được nhiều thị trường khó tính lựa chọn Việt Nam là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Việc tận dụng cơ hội từ các FTA không chỉ giúp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường quốc tế đang có nhiều biến động như hiện nay”.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng: “Khi các doanh nghiệp tham gia FTA, phải tuân thủ các quy định kỹ thuật, chuẩn mức mới của quốc gia thành viên. Đặc biệt, khi tận dụng FTA, doanh nghiệp phải thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh bao gồm cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, quy định về lao động…”.

Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội cho rằng: “Các Hiệp định FTA mà Việt Nam ký kết với các nước là "cơ hội vàng" cho những doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, khi tham gia FTA sẽ có những khó khăn nhất định về hàng rào kỹ thuật, buộc các nhà sản xuất của Việt Nam phải thay đổi, phải hoàn thiện. Chẳng hạn những quy định chặt chẽ về yếu tố môi trường, tiếng ồn, đời sống của cán bộ công nhân viên,…Tóm lại là phải có sản phẩm "sạch" để chúng ta mang ra thế giới”.

Hàng Việt Nam đang lợi thế

FTA thế hệ mới đã đem đến những kết quả tích cực nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường các FTA này còn chưa đạt kỳ vọng, đặc biệt tỷ trọng kim ngạch hưởng ưu đãi từ các FTA còn khiêm tốn.

Ông Aly Ansari, Tổng Giám đốc Walmart Việt Nam, cho rằng: “Việt Nam là một trong những thị trường nguồn cung ứng quan trọng nhất ở châu Á của Walmart. Walmart cũng muốn được hợp tác trên quy mô rộng hơn, tìm nguồn cung ứng với nhiều sản phẩm của Việt Nam hơn để phục vụ mục tiêu xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường của mình trên toàn thế giới”.

Bà Jennifer Yuriko Patton Inukai, Giám đốc Thu mua khu vực châu Á, Tập đoàn Coppel, Coppel dự kiến mở rộng hoạt động ở châu Á tầm ngắm bằng cách tìm hiểu về tiềm năng to lớn ở Việt Nam.

Còn ông Akiyama Naoki, Giám đốc Vận hành và Giám đốc Tài chính Uniqlo Việt Nam, cho rằng: Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) hiện đã có hơn 20 năm tham gia sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm sản xuất tại Việt Nam không chỉ có mặt tại 23 cửa hàng trong nước mà còn được phân phối tới hơn 2.400 cửa hàng trong mạng lưới toàn cầu của Uniqlo. Nhiều sản phẩm đòi hỏi quy trình sản xuất tiên tiến như AIRism, UV Parka, Polo, Heattech, Fleece. Hàng sản xuất tại Việt Nam chiếm hơn 60% sản phẩm của Uniqlo tại các cửa hàng trong nước tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên.

TP Hà Nội cũng cần hỗ trợ cho các DN mạnh dạn đầu tư, mở văn phòng đại diện tại các nước trong khối thực hiện FTA, từ đó có thể kết nối các tham tán, đại sứ quán để làm sao thông tin được nhanh chóng, kịp thời hơn, đỡ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nước trong khối.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: “Thời gian tới, ngành Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền, thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các FTA để DN biết được cơ hội đang ở đâu, ở thị trường nào và nhóm hàng nào, DN cần đáp ứng những điều kiện gì về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan...; theo dõi sát tình hình của DN để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chủ động tháo gỡ, hỗ trợ theo thẩm quyền”.

                                           Theo: phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.619.637
Tổng truy cập: