HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Hàng trăm nghệ nhân hội tụ tại Măng Đen
(Ngày đăng: 17/03/2013   Lượt xem: 608)

Tối 16.3, tại đồi Thanh niên (thuộc Khu du lịch sinh thái Măng Đen - Kon Plong, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc tuần lễ văn hóa thể thao và du lịch Măng Đen lần thứ nhất.

Lễ khai mạc với sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân đến từ 6 dân tộc trên toàn tỉnh Kon Tum_Ảnh: L.Đ.Dũng.

Đây là lần đầu tiên, hàng ngàn người dân thuộc các dân tộc thiểu số tại huyện nghèo Kon Plong được đón xem tham gia một lễ hội lớn ngay tại huyện nhà. Lễ khai mạc với sự tham gia của 12 đoàn với hơn 300 nghệ nhân đến từ 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. - - - - - -

Ảnh: L.Đ.Dũng.

Buổi lễ với đầy đủ các nghi thức truyền thống của các đồng bào dân tộc. Ông Nguyễn Văn Hùng -Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh- lên đánh Cồng khai hội. Tiếp đến, 6 già làng -đại diện 6 dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ Triêng, Bờ Râu, Rơ Mâm tỉnh Kon Tum- lên sân khấu thực hiện nghi thức đốt lửa truyền thống. Thiếu nữ các dân tộc cũng múa điệu xoang tại chỗ theo giai điệu cồng chiêng, làm đắm say lòng người xem.

Các già làng nổi lửa_Ảnh: L.Đ.Dũng.

Với đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn đều có những nét phong tục riêng, thích hát múa, tấu cồng, với những nhạc cụ, sắc phục…đặc trưng. Đồng bào nơi đây sở hữu một kho tàng văn hoá truyền thống rất phong phú, giàu bản sắc, hợp thành một tổng thể văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Tây Nguyên, góp phần làm đa dạng văn hóa Việt Nam.

Rước Chiêng Tha - một báu vật của người Brâu (Đắc Mế, Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum)_Ảnh: L.Đ.Dũng.

Người Xơ Đăng thích hát múa, tấu cồng - chiêng, chơi đàn. Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong các lễ hội. Người Giẻ - Triêng có những làn điệu dân ca cổ và nhiều truyện cổ dân gian đặc sắc. Bộ nhạc cụ phong phú, quý giá và quan trọng nhất là cồng chiêng. Người Ba Na cư trú tập trung ở quanh TP.Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy.

Đặc biệt, hai dân tộc Brâu và Rơ Măm là 2 dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam. Người Brâu sống quần tụ chủ yếu ở làng Đắc Mế, Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ. Dân ca có lời ca, truyện cổ về thần sáng tạo. Nhạc cụ có đàn klông pút, nhưng quan trọng nhất trong các nhạc cụ là bộ Chiêng Tha gồm 2 chiếc, chiêng chồng và chiêng vợ. Đây là một trong những bộ chiêng được đưa vào hồ sơ để đề nghị Unesco cồng chiêng văn hóa Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tham gia lễ khai mạc còn có sự góp mặt của các ca sỹ Mỹ Tâm, Quang Dũng, Đinh Xuân Đề tham dự.

Buổi lễ có sự góp mặt của Mỹ Tâm và Quang Dũng_Ảnh: L.Đ.Dũng.

Những món ăn độc đáo của các dân tộc tham dự tại lễ hội_Ảnh: L.Đ.Dũng.

Trong tuần lễ văn hóa, các đội nghệ nhân cùng nhau tham gia vào các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như liên hoan tạc tượng diễn ra từ ngày 5-18.3; liên hoan ẩm thực diễn ra trong ngày 16.3, hội thi các môn thể thao dân tộc diễn ra trong ngày 17.3 và liên hoan cồng chiêng, dân ca dân vũ diễn ra vào tối ngày 16 và tối ngày 18.3.

Nghệ nhân A Khẩn -Dân tộc Rơ Măm, huyện Sa Thầy- hào hứng: “Đoàn chúng tôi có 2 dân tộc, Rơ Măm và Rơ Ngao, chúng tôi tham gia 6 tiết mục. Vui lắm!”.

Cũng trong sáng nay, tại chùa Khánh Lâm (thị trấn Măng Đen) Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Kon Tum tổ chức đại lễ cầu siêu “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại huyện Kon Plông, nơi có nhiều chiến sự ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Hoạt động tâm linh này được tổ chức nhân nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng tỉnh Kon Tum (16.3.1975- 16.3.2013).

Tham dự đại lễ cầu siêu có lãnh đạo tỉnh Kon Tum; các vị chức sắc đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chức sắc Tỉnh hội Phật giáo một số tỉnh trong khu vực miền Trung- Tây Nguyên; cùng gần 4.000 Phật tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh.                 

                                                                                                           Theo:Lao Động

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
73.196.132
Tổng truy cập: