HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Lễ hội đền Cổ Loa, Hà Nội
(Ngày đăng: 12/02/2014   Lượt xem: 485)

Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi khi tiếng nhạc bát âm vang lên vào sớm mồng 6 tháng Giêng, người dân và du khách lại trở về với không khí linh thiêng, hào hùng cách đây hơn 2000 năm, ngày đức vua Thục Phán An Dương Vương tức vị lên ngôi hoàng đế ngay chính tại mảnh đất địa linh nhân kiệt Loa Thành này. Nghi lễ rước kiệu “bát xã”,  do nhân dân cụm 8 làng thực hiện từ sân Rồng Hạ qua sân Rồng Trung, lên sân Rồng Thượng để vào lễ đức vua vẫn được duy trì theo đúng phong tục truyền thống, thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đời nay đối với công lao đắp lũy xây thành của vua An Dương Vương và các vị tổ tiên trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.


 Ảnh: Cinet

Tại lễ hội Cổ Loa, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang nhiều tính truyền thống, phần hội còn được tổ chức tại các khu vực quanh đền với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, đánh vật, đá gà, thổi cơm thi, hát chèo, hát quan họ, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước… tạo nên một không khí vui tươi, sống động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Mỗi năm có hàng vạn người dân và du khách thập phương tới trảy hội. Từ hơn một tháng trước Tết, ban tổ chức lễ hội đã xây dựng các phương án tổ chức, quản lý như giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông, sắp xếp hàng quán… để lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh và văn minh.

Năm 2011, Quần thể di tích Cổ Loa đã được công nhận là di tích Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng với tòa thành cổ là những công trình tưởng niệm, công trình mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mang giá trị lịch sử văn hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật, được chạm khắc tạo hình, trang trí trên nhiều chất liệu có giá trị thẩm mỹ cao. Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành với vị vua đầu tiên, người đã trở thành vị thần bảo trợ đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu. Thông qua lễ hội cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử của công trình đến với du khách. 

Lễ hội Cổ Loa khép lại vào ngày rằm tháng Giêng, với phần nghi thức tế tạ trời đất. Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mỹ.

                                                                                             Theo: vtv.vn

Lễ hội đền Cổ Loa, Hà Nội

Thứ tư 12/02/2014 10:10

(VTV Online) -

Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi khi tiếng nhạc bát âm vang lên vào sớm mồng 6 tháng Giêng, người dân và du khách lại trở về với không khí linh thiêng, hào hùng cách đây hơn 2000 năm, ngày đức vua Thục Phán An Dương Vương tức vị lên ngôi hoàng đế ngay chính tại mảnh đất địa linh nhân kiệt Loa Thành này. Nghi lễ rước kiệu “bát xã”,  do nhân dân cụm 8 làng thực hiện từ sân Rồng Hạ qua sân Rồng Trung, lên sân Rồng Thượng để vào lễ đức vua vẫn được duy trì theo đúng phong tục truyền thống, thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đời nay đối với công lao đắp lũy xây thành của vua An Dương Vương và các vị tổ tiên trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

 

 Ảnh: Cinet

Tại lễ hội Cổ Loa, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang nhiều tính truyền thống, phần hội còn được tổ chức tại các khu vực quanh đền với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, đánh vật, đá gà, thổi cơm thi, hát chèo, hát quan họ, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước… tạo nên một không khí vui tươi, sống động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Mỗi năm có hàng vạn người dân và du khách thập phương tới trảy hội. Từ hơn một tháng trước Tết, ban tổ chức lễ hội đã xây dựng các phương án tổ chức, quản lý như giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông, sắp xếp hàng quán… để lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh và văn minh.

Năm 2011, Quần thể di tích Cổ Loa đã được công nhận là di tích Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng với tòa thành cổ là những công trình tưởng niệm, công trình mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mang giá trị lịch sử văn hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật, được chạm khắc tạo hình, trang trí trên nhiều chất liệu có giá trị thẩm mỹ cao. Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành với vị vua đầu tiên, người đã trở thành vị thần bảo trợ đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu. Thông qua lễ hội cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử của công trình đến với du khách. 

Lễ hội Cổ Loa khép lại vào ngày rằm tháng Giêng, với phần nghi thức tế tạ trời đất. Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mỹ.
- See more at: http://vtv.vn/du-lich/le-hoi-den-co-loa-ha-noi/101112.vtv#sthash.AsiiP4zV.dpuf

Lễ hội đền Cổ Loa, Hà Nội

Thứ tư 12/02/2014 10:10

(VTV Online) -

Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi khi tiếng nhạc bát âm vang lên vào sớm mồng 6 tháng Giêng, người dân và du khách lại trở về với không khí linh thiêng, hào hùng cách đây hơn 2000 năm, ngày đức vua Thục Phán An Dương Vương tức vị lên ngôi hoàng đế ngay chính tại mảnh đất địa linh nhân kiệt Loa Thành này. Nghi lễ rước kiệu “bát xã”,  do nhân dân cụm 8 làng thực hiện từ sân Rồng Hạ qua sân Rồng Trung, lên sân Rồng Thượng để vào lễ đức vua vẫn được duy trì theo đúng phong tục truyền thống, thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đời nay đối với công lao đắp lũy xây thành của vua An Dương Vương và các vị tổ tiên trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

 

 Ảnh: Cinet

Tại lễ hội Cổ Loa, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang nhiều tính truyền thống, phần hội còn được tổ chức tại các khu vực quanh đền với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, đánh vật, đá gà, thổi cơm thi, hát chèo, hát quan họ, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước… tạo nên một không khí vui tươi, sống động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Mỗi năm có hàng vạn người dân và du khách thập phương tới trảy hội. Từ hơn một tháng trước Tết, ban tổ chức lễ hội đã xây dựng các phương án tổ chức, quản lý như giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông, sắp xếp hàng quán… để lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh và văn minh.

Năm 2011, Quần thể di tích Cổ Loa đã được công nhận là di tích Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng với tòa thành cổ là những công trình tưởng niệm, công trình mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mang giá trị lịch sử văn hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật, được chạm khắc tạo hình, trang trí trên nhiều chất liệu có giá trị thẩm mỹ cao. Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành với vị vua đầu tiên, người đã trở thành vị thần bảo trợ đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu. Thông qua lễ hội cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử của công trình đến với du khách. 

Lễ hội Cổ Loa khép lại vào ngày rằm tháng Giêng, với phần nghi thức tế tạ trời đất. Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu hiện tính giáo dục cao về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mỹ.
- See more at: http://vtv.vn/du-lich/le-hoi-den-co-loa-ha-noi/101112.vtv#sthash.AsiiP4zV.dpuf
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
73.195.911
Tổng truy cập: