HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Tìm đất sống cho tranh dân gian Việt Nam
(Ngày đăng: 15/01/2014   Lượt xem: 534)

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam - Tranh bộ ba của tác giả Henri Oger và Maurice Durand vừa ra mắt tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội). Đặc biệt, một số tranh màu trong tác phẩm Lục Vân Tiên (thế kỷ 19) được chụp lại và lần đầu tiên trưng bày trước công chúng. Triển lãm diễn ra đến 28 -2/2014. .

 
 
Bản thảo Lục Vân Tiên
 
1. Được lựa chọn từ hàng ngàn hình vẽ, bình đồ và tranh khắc trong "Kỹ thuật của người An Nam”, các tác phẩm do Henri Oger thu thập đã phần nào giúp công chúng hiểu được những cách thức sản xuất các sản phẩm thủ công, văn minh vật chất của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, bộ sưu tập tranh dân gian của Maurice Durand gồm khoảng 400 bức được thu thập từ những năm 1950  phản ánh rất đa dạng, phong phú cuộc sống thường nhật của người Việt xưa. Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên tại triển lãm những trang bản thảo đặc sắc về chuyện thơ Lục Vân Tiên của tác gia Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) lần đầu tiên được công bố. Trong suốt hơn một thế kỷ, tài liệu này bị lãng quên trong kho lưu trữ tại Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp. Năm 2011, Giáo sư Phan Huy Lê được phong Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn Pháp. Khi đi tham quan khu lưu trữ, tình cờ ông đã phát hiện ra bản thảo về truyện Lục Vân Tiên nằm trong thư viện mà bao lâu nay gần như chưa có ai đọc và nghiên cứu. Theo ông Pascal Bourdeaux - người đang thực hiện dự án nghiên cứu, số hóa và xuất bản tác phẩm tranh minh họa Lục Vân Tiên - thì bản thảo của tác phẩm từ thế kỷ 19 tới nay vẫn được lưu giữ gần như vẹn nguyên. 1.200 hình màu minh họa. Bản truyện tranh Lục Vân Tiên là tác phẩm hoản hảo về hội họa, một bộ tranh và chữ viết tay độc bản quý giá. Tác phẩm này còn phản ánhvề tiến trình hội họa Việt Nam thế kỷ 19, cắt nghĩa được nhiều điều về đời sống văn hóa, xã hội Nam bộ, hay các tư tưởng, đạo đức con người Nam bộ.

2. Dịp này, tọa đàm về tranh dân gian Việt Nam cũng đã cho công chúng thấy một diện mạo tương đối đầy đủ về đời sống của tranh dân gian tại Việt Nam – loại hình văn hóa xuất hiện từ đời Lý cách đây hàng ngàn năm. Tuy nhiên, với thực trạng các dòng tranh dân gian đang dần mai một, GS Phan Huy Lê đặt ra vấn đề lớn, chúng ta phải làm gì để bảo tồn vốn văn hóa dân tộc quý giá tranh dân gian Việt Nam?

Theo đó, có 3 đề xuất được GS Phan Huy Lê đưa ra: Thứ nhất, phải tiếp tục sưu tầm tất cả các dòng tranh dân gian, bên cạnh cuốn sách của Maurice Durand đã xuất bản; Thứ hai quan trọng hơn là phải biết bảo tồn nghề làm tranh dân gian. Bây giờ các nghệ nhân làm tranh Đông Hồ còn vài người, gần đây mừng là đã có phần phục hồi trước sự khuyến khích của chính quyền địa phương và của ngành văn hóa. Còn tranh Hàng Trống chỉ còn một gia đình duy nhất ở Hà Nội. Tranh Kim Hoàng hầu như vắng mặt. Rõ ràng cần phải có chính sách đãi ngộ nghệ nhân để họ bảo tồn vốn cổ này, khuyến khích họ truyền nghề cho con cháu.

Nhưng vấn đề thứ ba, quan trọng nhất muốn cho tranh dân gian phát triển thì điều quyết định nhất là phải làm thế nào nuôi sống nó trong đời sống hôm nay. Đó là phải làm thế nào để tạo ra nhu cầu xã hội, tạo ra một thị trường cho tranh dân gian?
                                                                                          Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
73.195.978
Tổng truy cập: