VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Cúng lễ Vu Lan rằm tháng bảy
(Ngày đăng: 29/08/2012   Lượt xem: 2414)

(langnghevietnam.vn) Cứ vào độ tháng bảy (âm lịch) hàng năm, người dân khắp bốn phương đều nô nức chuẩn bị đi đến những địa danh linh thiêng nhất: Đình, đền, chùa, phủ… dâng lễ Vu Lan cầu an lành, may mắn.

Theo truyền thuyết xưa, ngày lễ Vu Lan tức là ngày con cháu dâng lễ tỏ lòng hiếu đế trước công sinh thành của các bậc cha mẹ, xuất phát từ câu chuyện về một vị phật sư tên là Mục Kiền Liên vì tình mẫu tử thiêng liêng, với hành động báo hiếu và cứu mẹ mình ra khỏi “cõi quỷ”. Ông đã làm theo lời Phật dạy, mẹ ông được giải thoát, lễ Vu Lan bắt đầu từ đó, cũng là ngày lễ cho những ai muốn đền đáp, báo hiếu đấng sinh thành. Phong tục truyền thống thiêng liêng đó đã đi theo con người hàng ngàn năm lịch sử, ăn sâu vào tiềm thức và tạo thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam. 

Trên hầu khắp các địa danh thuộc Thành phố Hà Nội, cũng có không ít những địa điểm linh thiêng mà người dân thủ đô tin tưởng. Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt là lễ Vu Lan hàng năm, người dân từ nông thôn đến thành thị nô nức đi chùa dâng lễ xin lộc. Chưa chính thức tới rằm, nhưng hầu như không gian trong các đình chùa đã bắt đầu vang lên bởi tiếng cầu kinh, niệm phật, xen lẫn tiếng lẩm nhẩm xin lộc của đệ tử con nhang nơi của Đền. Nhóm phóng viên Ban Truyền thông HHLN Việt Nam xin được gửi một số hình ảnh về việc cúng rằm tháng bảy của người dân tại một số đình, chùa trong khu vựa Hà Nội: Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, chùa Hà…

Bước men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, đảo nhỏ nhô ra giữa mênh mông Tây Hồ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách đến dâng hương hay vãn cảnh cũng đều cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ. Phủ Tây Hồ cũng bắt đầu nhộn nhịp tiếng chân người dâng hương cầu phúc,tài,lộc.

anh1.1.jpg

anh1.2.jpg

Người dân thập phương sắm lễ bái tứ phủ trong Phủ Tây Hồ bắt đầu tăng dần

anh2.jpg

Phong cảnh ngoài phủ Tây Hồ khiến người đến dâng lễ cảm thấy thư thái lạ thường

anh3.jpg

Chuẩn bị lễ vào chùa, phủ…

anh4.jpg

Góc viết sớ chữ nho

anh5.1.jpg

anh5.3.jpg

anh5.4.jpg

Cận cảnh đệ tử con nhang hành lễ trước miếu cô,cậu

anh6.jpg

Phường hát chầu chuẩn bị nhạc cụ: kèn, trống… phục vụ ngày lễ

Ngoài ra ở nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác như chùa Quán Sứ, Kim Liên, chùa Hà… lượng người đi lễ cũng tăng dần lên. Điều đó cho thấy, văn hóa thờ cúng của người dân ngày một đa dạng và trở thành nét văn hóa tâm linh của con người Việt Nam.

anh7.jpg

Chùa Quán Sứ

Người dân thường cúng lễ Vu Lan vào ban ngày trong chùa trước, bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ. Ngoài ra, rất nhiều gia đình khi cúng lễ Vu Lan thường làm thêm một mâm lễ cúng cô hồn (chúng sinh). Vu Lan là cầu siêu báo hiếu cha mẹ nên thường làm riêng vào ban ngày, còn cúng cô hồn thì nên cúng vào buổi chiều tối.

Nghi thức này đã trở thành một nét văn hóa truyền thống, nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam, nghi lễ này trở thành tưởng nhớ công ơn mẹ cha, chứ không chỉ tôn vinh mẹ như một số nước khác trên thế giới.

Mai Lý – Ngọc Lan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

64
Đang xem:
72.657.297
Tổng truy cập: