Tin tức nổi bật
Thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa:
(Ngày đăng: 10/04/2013   Lượt xem: 953)

Bài 3: Nguy cơ trở thành bãi thải đồ giả cổ

Hoạt động mua bán cổ vật trong nước đang phát triển sôi động nhưng thiếu minh bạch. Cùng với đó, dòng chảy ngược cổ vật từ nước ngoài về làm nảy sinh nguy cơ biến Việt Nam thành bãi thải đồ giả cổ. Vì vậy, yêu cầu minh bạch hóa hoạt động mua bán cổ vật thông qua giám định; từng bước tiến tới xây dựng thị trường, đưa cổ vật về giá trị đích thực đang ngày càng cấp thiết.
 
 Đĩa gốm Việt màu tam thái thế kỷ XV

Cần chiến lược cho dòng chảy di sản về nước

Thú chơi cổ ngoạn ngày càng phát triển sôi động. Kể từ khi Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội ra đời (năm 1999) đến nay, cả nước đã có ngót chục hội cổ vật rải rác ở các tỉnh, thành như: TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh… Phát triển sôi động là thế nhưng hoạt động mua bán cổ vật chưa thực sự minh bạch. Hầu hết người sưu tầm cổ vật hiện nay đứng trước một món đồ cổ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm tính để đánh giá. Vì thế, một món đồ cổ có thể bị thổi giá cao gấp nhiều lần hoặc bị hạ thấp giá trị thực, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán. Chính bởi thiếu cơ sở giám định nên tồn tại một thực tế là hội cổ vật ở một số địa phương, vì nhiều lý do khác nhau, không dám đánh giá thật giá trị của cổ vật. Điều này dẫn đến các hoạt động mua đi bán lại cổ vật luôn ở trong tình trạng lập lờ đánh lận con đen.

 
Âu gốm Việt thế kỷ XIII

Về thực trạng dòng chảy ngược cổ vật từ nước ngoài về, trao đổi với Đoàn giám sát thực hiện Luật Di sản văn hóa của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Phạm Quốc Quân cảnh báo: thời gian gần đây, ở Hà Nội và một số tỉnh, thành xuất hiện phong trào ra nước ngoài mua hiện vật thuộc nhiều chất liệu: đồng, gốm, sứ, gỗ, đá, ngọc… chưa được xác định là cổ vật, về phục vụ một bộ phận người chơi sẵn tiền nhưng ít hiểu biết. Điều này dẫn đến tình trạng trong nước tràn ngập đồ giả cổ. “Có thể ví nước ta đã có những bãi thải công nghệ, thì nay trong lĩnh vực cổ vật sẽ có bãi thải đồ giả cổ. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần định hướng và có chiến lược cho dòng chảy di sản về nước nhằm hạn chế đồ giả cổ tràn vào nước ta” - ông Phạm Quốc Quân nói.

 
Tượng đá Chăm Pa

Xây dựng thị trường, tiến tới đấu giá cổ vật

Việc minh bạch hóa hoạt động mua bán cổ vật, từng bước xây dựng thị trường tiến tới đấu giá cổ vật, đưa cổ vật trở về với giá trị đích thực, đang ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết. Một trong những hoạt động góp phần làm minh bạch hóa sân chơi cổ ngoạn là đăng ký cổ vật. Tuy nhiên, theo Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Quốc Hùng, đây là việc làm bất khả thi. Trước đây, Cục Di sản văn hóa từng thực hiện giám định phục vụ việc đăng ký cổ vật, nhưng do số lượng hiện vật được yêu cầu giám định quá nhiều, trong khi lực lượng giám định lại mỏng, nên không thể đáp ứng nhu cầu.

 
Đĩa gốm Việt màu tam thái thế kỷ XV

Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long Đào Phan Long cho biết, nếu thực hiện đăng ký cổ vật trên toàn quốc trong thời điểm hiện tại rất khó, bước đầu chỉ có thể tiến hành giám định cổ vật theo hình thức tự nguyện khi người sở hữu cổ vật có nhu cầu. Việc Bộ VH, TT và DL ban hành Thông tư 22, ngày 30.12.2011, quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật là cần thiết. Theo đó, cơ sở giám định cổ vật được pháp luật công nhận sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng của giám định. “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chơi cổ ngoạn ở nước ta, vấn đề giám định cổ vật được làm đúng luật pháp và được pháp luật bảo hộ. Muốn cho thị trường cổ vật phát triển lành mạnh, chỉ có một cách là hoạt động cổ vật công khai, có thị trường, cho tổ chức giám định và tiến tới đấu giá cổ vật” - ông Đào Phan Long bày tỏ quan điểm.

                                                                                               Theo: Đại Biểu Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.654.060
Tổng truy cập: