Tin tức nổi bật
Để Làng xứng tầm văn hóa Quốc gia
(Ngày đăng: 21/05/2014   Lượt xem: 554)

Các hoạt động phong phú, mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc từ nhiều vùng miền đã đem đến cho Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam một sinh khí mới. “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em giữa lòng Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành một “địa chỉ đỏ” cho du khách tìm hiểu về văn hoá dân tộc Việt Nam.

Mục tiêu bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa

Ngày 19/9/2010, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chính thức khai trương nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và bước vào khai thác cục bộ. Cùng với nhiều sự kiện văn hoá có ý nghĩa chính trị sâu sắc, các hoạt động tại “Ngôi nhà chung” coi việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc là mục tiêu cao nhất. Điều này được thể hiện thông qua 3 sự kiện đã trở thành hoạt động thường niên, gồm: Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức vào dịp đầu năm mới với điểm nhấn là hoạt động Chủ tịch nước thăm và chúc Tết đại diện cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; Sự kiện “Bản sắc văn hoá Việt Nam” chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 19/4; Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam.

Dự thảo Đề án “Tổ chức các sự kiện thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020” đã được đưa ra xin ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá dân tộc ngày 17/4 /2014. Các đại biểu đều đồng tình với quan điểm xuyên suốt “Để chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình” của “Làng” và khẳng định: Mỗi sự kiện khi đã có chủ đề và ý tưởng khả thi thì cần dự kiến luôn các dân tộc cần huy động để phù hợp với các sự kiện đó, bởi chính sự sáng tạo của cộng đồng tạo ra những nét riêng biệt, độc đáo đồng thời cũng thể hiện được bản chất văn hóa dân gian.

Tái hiện Lễ mừng nhà mới của dân tộc Pa Cô tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
            ảnh: Thanh Hà
Tái hiện Lễ mừng nhà mới của dân tộc Pa Cô tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng nhất trí cho rằng việc kêu gọi xã hội hóa cho các sự kiện giai đoạn 2015 - 2020 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là cần thiết, ngoài việc góp phần giảm chi ngân sách nhà nước, còn là cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có thể quảng bá, xúc tiến giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho rằng, những nội dung được các đại biểu nêu ra thảo luận tại Hội nghị cũng còn có nhiều vướng mắc khách quan, đặc biệt là bài toán lợi ích. Đó không chỉ là lợi ích của “Làng”, của doanh nghiệp hay các đơn vị khác, mà hơn hết, đó là lợi ích của chính các chủ thể văn hoá là đồng bào khi về với “Làng”.

Cũng theo Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn, rất nhiều đồng bào khi về với “Làng” đã coi đây là nhà của mình, xúc động khi không gian văn hoá của dân tộc mình hiện hữu tại Thủ đô Hà Nội, nhiều đồng bảo bày tỏ nguyện vọng được ở lại “Làng”, nhưng làm thế nào để đồng bào có thể yên tâm ở lại đây thì cũng cần phải được tính toán và có cơ chế rõ ràng, cụ thể. Tại thời điểm này, cần tập trung hoàn thiện Khu các làng dân tộc làm nổi bật vai trò, ý nghĩa văn hoá của dự án này. Và Đề án “Tổ chức các sự kiện thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020” được coi là bước đi để quảng bá, giới thiệu, gửi thông điệp đến với nhân dân trong nước và bạn bè thế giới.

Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc

Những sự kiện văn hoá có ý nghĩa, ngày càng đi vào chiều sâu tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ góp phần phát huy được giá trị văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, để “Làng” thêm sống động, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Ngoài nhiệm vụ đoàn kết các dân tộc, giao lưu, tôn vinh các giá trị văn hóa… thông qua 3 sự kiện thường niên mang tính chất “điểm nhấn”, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng sẽ nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá một cách chuyên nghiệp và hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của du khách, để nơi đây sẽ thực sự trở thành trung tâm văn hoá tầm cỡ quốc gia, là điểm đến “thân thiện và hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, “Làng” đang vừa tiến hành xây dựng, vừa khai thác cục bộ, mục tiêu quan trọng hàng đầu là ưu tiên hoàn thiện không gian văn hoá của các dân tộc và thông qua các hoạt động văn hoá để thực hiện nhiệm vụ chính trị - củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Đề án “Tổ chức các sự kiện thường niên tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020” không đặt lợi ích về vật chất mà là việc củng cố và phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc hay những lợi ích gián tiếp, lâu dài khác.

Những năm qua, “Làng” đã đón hơn 3.000 lượt đồng bào thuộc 41 tỉnh/thành phố trong cả nước về tham gia các hoạt động; gần 900.000 lượt du khách đến với “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, riêng năm 2013 đạt hơn 250.000 lượt.



                                                                                                          Theo: Dân tộc Việt

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
73.196.343
Tổng truy cập: