Tin tức nổi bật
Thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng Trần Nhân Tông
(Ngày đăng: 06/05/2014   Lượt xem: 721)
Bức tượng do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kị cùng thực hiện nhân dịp Festival Huế 2014.

Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, nhằm tri dân Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế kết hợp với làng gốm Bát Tràng tổ chức Lễ Thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và tiến tượng lên Trúc Lâm Thiền viện.

Lễ Thếp vàng đã diễn ra vào lúc 8h30' ngày 19/4 tại Không gian văn hóa Bát Tràng (Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế). Được biết, bức tượng gốm nặng 70kg, cao cả bệ 81cm là bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông thứ 3 do làng gốm Bát Tràng và nghệ nhân Trần Độ làm ra, qua tham khảo rất nhiều bức tượng từ xưa ở các chùa, chiền.


Bức tượng gốm Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi được thếp vàng

Để có thể thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng gốm, các nghệ nhân nổi tiếng Làng nghề dát vàng, dát bạc quỳ Kiêu Kị đã phải làm việc gấp rút trong khoảng thời gian ngắn. Từ 1,5 cây vàng, trải qua gần 40 công đoạn mới tạo ra những miếng quỳ nhỏ, mỏng hơn giấy và mịn như bột vụn.

Trước khi thếp những miếng vàng dát mỏng lên tượng, các nghệ nhân phải trải qua 12 công đoạn sơn lớp lót bằng chất liệu sơn cổ truyền của Việt Nam để tạo độ kết dính. Công việc sau đó phụ thuộc vào sự khéo léo của bàn tay người nghệ nhân để bức tượng được bóng, mịn.


Công đoạn thếp vàng do các nghệ nhân làng dát vàng, dát bạc quỳ Kiêu Kị đảm nhiệm

Nghệ nhân Lê Bá Trung, người chịu trách nhiệm thếp vàng cho bức tượng cho biết: “Đây là vinh dự của tôi và các nghệ nhân khi được góp công sức vào việc thực hiện bức tượng gốm Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Do thời tiết trong Huế quá nóng nên chúng tôi phải sử dụng chất liệu sơn đặc biệt trên bức tượng, nhằm giúp giữ được màu lâu hơn”.


Nghệ nhân Lê Bá Trung hoàn thành những công đoạn cuối

Toàn bộ chi phí tạo bức tượng bằng gốm cùng với 1,5 cây vàng do làng gốm Bát Tràng và nghệ nhân Trần Độ – ông “vua men gốm” chi trả.

Nói về quyết định tặng bức tượng cho tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hà Văn Lâm – Phó ban đại diện làng nghề truyền thống Bát Tràng cho biết: “Trong hơn 300 tác phẩm gốm Bát Tràng trưng bày trong khuôn khổ Festival Huế 2014, có một tác phẩm đặc biệt là bức tượng gốm Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông là người rất có duyên với đất Huế, người có công đưa vùng đất cố đô về với Việt Nam xưa. Do đó, nhân dịp Festival, chúng tôi đã quyết định tặng bức tượng này cho tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thiền viện Trúc Lâm”.


Đại diện tỉnh Thừa Thiên-Huế và các nghệ nhân trao tặng bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cho Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Nghệ nhân Trần Độ, người tạo bức tượng gốm chia sẻ: “Việc tạo tượng là nhằm ghi nhận công ơn của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã để lại cho giới Phật tử cũng như con dân nước ta. Bức tượng được thếp vàng để đảm bảo độ bền vững cũng như tạo thẩm mỹ. Không nên nói 1,5 cây vàng là lãng phí mà phải nghĩ đến tấm lòng của con dân. Giá trị bức tượng không lớn, nhưng sự tri ân của làng Bát Tràng, các nghệ nhân với Phật pháp, với Trần Nhân Tông là lớn”.

Sau khi diễn ra Lễ thếp vàng, bức tượng gốm Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được tiến lên Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên-Huế)./.

                                                                                                                    Theo: VOV


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.687.907
Tổng truy cập: