Tin tức nổi bật
Những năm Ngọ trong cuộc đời Đức vua - Phật hoàng
(Ngày đăng: 27/02/2014   Lượt xem: 612)
Trần Nhân Tông, vua thứ 3 của triều Trần-vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Những ngày đầu xuân Giáp Ngọ, chốn hành hương  Yên Tử lại gợi nhớ chúng ta về những năm Ngọ trong cuộc đời đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông. 



Tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên Yên Tử linh thiêng, 
ngày khai Hội Xuân năm Giáp Ngọ

Trần Nhân Tông là người tuổi Ngọ, miếu hiệu Nhân Tông, sinh năm Mậu Ngọ (1258) con trưởng vua Trần Thánh Tông. Năm đó cũng là lúc quân dân Đại Việt đang ăn mừng chiến thắng kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Nhưng quân Nguyên Mông vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược; vì thế có thể nói, hoàng tử Khâm ra đời có lẽ là điềm lành báo hiệu sự xuất hiện của một người anh hùng độ thế của dân tộc. 

Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Trần Nhân Tông đã triệu tập hội nghị Bình Than (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay) bàn phương hướng kháng chiến khi quân Nguyên Mông đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai. Đây là hội nghị bàn hai vấn đề cốt tử: Xác định phương hướng chiến lược chống xâm lăng và tổ chức bộ máy chỉ huy chiến đấu. Tại đây, vua Trần Nhân Tông đã ra quyết định sáng suốt là phong Trần Quốc Tuấn chức Quốc công Tiết chế nắm quyền Tổng chỉ huy binh lính nhà Trần; Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư cũng được xá tội và phong làm Phó Đô tướng quân.

Vào năm Giáp Ngọ (1294), Trần Nhân Tông lúc này đã là Thượng hoàng nhưng vẫn đích thân dẫn quân dẹp loạn Ai Lao. Vốn không thích chiến tranh, nhưng vì Ai Lao đã nghe lời dụ dỗ của nhà Nguyên quấy phá biên giới phía Tây nên buộc vua Trần Nhân Tông phải dẫn theo những tướng giỏi đi đánh để giữ vững bờ cõi. Trong bài thơ "Tây chinh đạo trung”, vua Trần Nhân Tông đã nói rõ mình không muốn mang tiếng mê chinh chiến như Hán Vũ Đế…

Cũng trong năm đó, vào khoảng tháng 7, lần đầu tiên thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tu Phật ở Vũ Lâm (Ninh Bình), sau rồi mới lên núi Yên Tử tu hành, lập ra Thiền phái Trúc lâm.
Mùa hạ năm Bính Ngọ (1306), Trần Nhân Tông đứng ra tổ chức hôn lễ cho Công chúa Huyền Trân và vua Chiêm Thành là Chế Mân. Vua Chiêm đã dâng Châu Ô và Châu Rí cho Đại Việt làm sính lễ cầu hôn. Trần Nhân Tông đã có công giúp cho nước Đại Việt mở rộng bờ cõi về phương Nam (đến Thuận Hoá tức Thừa Thiên - Huế ngày nay), góp phần thắt chặt tình bang giao giữa hai nước Đại Việt – Chiêm Thành. 

Sử sách còn ghi, vào ngày 18/4/1288, chín ngày sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử, Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã về lại Long Hưng (Thái Bình) đem theo tù binh Nguyên bị bắt trong trận Bạch Ðằng làm lễ hiến tiệp ở lăng mộ Trần Thái Tông. Nhìn những ngựa đá lấm bùn bên lăng mộ người xưa, Trần Nhân Tông, cảm khái đọc hai câu thơ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch nghĩa:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

Hai câu thơ trên đã tỏa sáng hào khí của dân tộc từng vượt qua mọi khó khăn thử thách để non sông đất nước luôn trường tồn.

Non sông Đại Việt vững vàng nhờ hào khí dân tộc và thời đại đã toả sáng, kết tụ trong một nhân vật kiệt xuất tuổi Mậu Ngọ Trần Nhân Tông.
                                                                                            Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.648.484
Tổng truy cập: