Tin tức nổi bật
Nỗi niềm ở “Phố ông đồ”
(Ngày đăng: 10/02/2014   Lượt xem: 646)
Hàng trăm năm nay, nét đẹp cho chữ đầu xuân diễn ra trên vỉa hè nên việc quy hoạch "Phố ông đồ” tại Hồ Văn không thành công như mong đợi. Có thể thấy những ki ốt đìu hiu vắng khách do thiếu hẳn không khí nhộn nhịp phố phường. Nhiều ông đồ bỏ ra vỉa hè Văn Miếu tìm lại cảnh cũ, người xưa…


TS Cung Khắc Lược cho chữ trên vỉa hè Văn Miếu

1. Sau 3 tuần hoạt động, cho tới thời điểm này, chính du khách cũng dễ nhận ra nơi nào phù hợp với việc cho chữ. Bởi lẽ, hình ảnh ông đồ trong thơ văn, những thước phim tư liệu xưa hay trên một bức ảnh, bức tranh cổ…đã trở thành một hình ảnh quen thuộc khi việc cho chữ thường gắn với vỉa hè, nơi người qua lại đông đúc, tạo nét văn hóa truyền thống trong ngày Tết không dễ mờ phai. Chính vì lẽ đó, sự thay đổi quy hoạch "Phố ông đồ” thành khu riêng, rời xa vỉa hè là việc chẳng mấy dễ dàng. Minh chứng cụ thể là có tới một nửa số ông đồ bỏ ra vỉa hè ngồi cho chữ. Trong đó, có Tiến sĩ Cung Khắc Lược, một trong những người đầu tiên khởi xướng việc cho chữ ở Văn Miếu. Ông phản đối gay gắt việc quy hoạch "Phố ông đồ” tại khu Hồ Văn - Quốc Tử Giám. TS Lược lý giải, gần 800 năm trước, khi Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc Học Viện bởi vua Trần Thái Tông, vỉa hè ông đang ngồi được gọi là Tả Thanh Môn, là nơi mà các sĩ tử khắp mọi miền đất nước đổ về chờ giờ thi đến. Tả Thanh Môn cũng là con đường dẫn đến Cửa Nam để đánh chuông kêu oan, hay thông báo những việc trọng đại. Do vậy, đây chính là đất thiêng, nơi đắc đạo để cho chữ, xin chữ.

Cùng với họa sĩ Nguyễn Trần Thái, nhà thư pháp Lê Xuân Hòa, tiến sĩ Cung Khắc Lược… đã khôi phục lại nét đẹp văn hoá cho chữ tại vỉa hè Văn Miếu và biến nơi đây trở thành một địa điểm để mọi người biết và yêu thư pháp tụ họp, đồng thời gìn giữ văn hóa cho và xin chữ tưởng rằng đã mai một từ bao đời nay.

2. Dạo quanh khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay, "Phố ông đồ” được chia thành 2 nơi, một ở khu Hồ Văn với những dãy kiốt phân lô chật chội, thưa vắng khách. Một vẫn ở vỉa hè Văn Miếu với khách vòng trong vòng ngoài đứng những nét rồng bay phượng múa của các ông đồ. Xem ra, nhiều ông đồ bỏ ra vỉa hè không phải vì tiền, mà chính là cho thỏa cái thú "múa chữ” chốn đông người. Ông đồ Nguyễn Đăng Lai cho biết, một nửa số ông đồ khu phố do Sở VHTT & DL Hà Nội quy hoạch đã rời khung sắt về lại phố cũ vỉa hè. Ông Lai cũng không ngại chia sẻ rằng, đã bỏ ra một số tiền phí để dựng kiốt làm chỗ ngồi nhưng mâu thuẫn ở chỗ thực tế phố quy hoạch lại rơi vào cảnh ế ẩm. Đây là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, mà không có ai đoái hoài tới thì xem ra việc tổ chức "Phố ông đồ” năm nay là thất bại.

Bất chấp quy định, nhiều ông đồ đã trở lại vỉa hè Văn Miếu hoạt động. Tất nhiên, các ông đồ ở vỉa hè đắt khách hơn hẳn những ông đồ trong phố do thành phố quy hoạch. So với "Phố ông đồ”, lượng người đổ về khu vực vỉa hè Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ chen chúc đứng chờ tới lượt. Những ngày đầu năm mới, cả tuyến đường Văn Miếu lúc nào cũng nhộn nhịp người tới xin chữ, nghe bình chữ rồi vẽ chân dung, xem nặn tò he, ngồi thưởng trà cùng các ông đồ khi nghỉ tay… 

3. Anh Trần Văn Nghĩa - quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, xưa kia, con phố Văn Miếu là nơi mà những ông đồ phơi mực tàu giấy đỏ, mỗi khi Tết đến Xuân về. Thời gian, hình ảnh này như in đậm vào người qua lại trên con phố, nó tạo cảm giác háo hức và rộn ràng khi xuân mới đang về. Năm nay, hình ảnh đó đã mất dần theo quy định của thành phố Hà Nội là đưa "Phố ông đồ” vào khu vực Hồ Văn để hoạt động. Và điều đó khiến không ít ông đồ cảm thấy buồn lòng bởi lẽ nét văn hóa này không phải là sự lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như người ta lầm tưởng. Mà mực tàu, giấy đỏ chỉ làm cho không khí mùa xuân ấm áp hơn mà thôi.

Theo TS Cung Khắc Lược, chữ Nôm phải được viết bằng một nét trong phong thái tự do, thoải mái. Việc cho chữ cũng cần có không gian thích hợp.  Vì vậy, khu "Phố ông đồ” mới với các gian chật chội, những kiốt  khung sắt, mái che không phù hợp với việc sáng tạo thư pháp. Hơn nữa, đây là một nhà hoạt động văn hóa, việc cho chữ trên vỉa hè của ông không phải để mua bán mà muốn nhiều thế hệ của Việt Nam ngày nay được nhìn, biết và hiểu về thư pháp của dân tộc.
                                                                                             Theo: daidoanket

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

23
Đang xem:
72.659.341
Tổng truy cập: