Tìm ngọc trong đá
Bảo tàng nghệ thuật Hồn đất Việt - mở cửa trong dịp đón xuân Kỷ Hợi 2019 -Art Museum of Vietnamese Ceramic Soul
(Ngày đăng: 15/01/2019   Lượt xem: 2342)

Langnghevietnam.vn -  Đón xuân Kỷ Hợi ( 2019) Bảo tàng Nghệ thuật Hồn Đất Việt Bát Tràng sẽ chính thức mở cửa  phục vụ công chúng thưởng ngoạn những cổ vật tinh hoa gốm cổ Bát Tràng và dòng gốm riêng của Cố Nghệ nhân ưu tú  Vũ Đức Thắng. Với diện tích khuân viên khoảng 500m2 và 600m2 sàn Bảo tàng Hồn đất Việt tạm đủ diện tích trưng bày hiện vật cho dung khách thưởng lãm. Nội dung hoạt động của “Hồn đất Việt Bát Tràng” là sưu tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến hiện vật gốm sứ Bát Tràng truyền thống và đương đại.


                         Bảo tàng nghệ thuật Hồn Đất Việt - tại xóm 5 Bát Tràng - Gia Lâm -TP Hà Nội

Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 26 bảo tàng tư nhân, bên cạnh  Khối bảo tàng công lập gồm khoảng 123 cái.

Trong đó, nhiều bảo tàng tư nhân thật sự là điểm đến hấp dẫn với nhiều người, có điểm nhấn và có giá trị. Phải công bằng mà nói , những đóng góp của các bảo tàng tư nhân ở nước ta trong việc cung cấp thêm thông tin, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, văn hóa truyền thống…trong cộng đồng là điều không thể phủ nhận.

 Với nghệ nhân Vũ Ðức Thắng, những việc ông đã làm là giữ gìn nét đẹp và tinh hoa của làng nghề gốm Bát Tràng. Ông được nhân dân làng nghề quý trọng vì những đóng góp cho việc tôn tạo ngôi đình làng khá quy mô và hoành tráng, nhằm tôn vinh truyền thống làng nghề gốm sứ hơn 600 năm của Hà Nội.

Nghệ nhân Vũ Ðức Thắng nổi tiếng không chỉ trong làng  gốm sứ truyền thống Bát Tràng mà cả trong giới nghệ thuật ở Hà Nội. Ông là nghệ nhân hiếm hoi của làng Bát Tràng từng tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Điều này rất khó nói vì khi qua đào tạo thì sản phẩm thường có tính sáng tạo nhiều hơn những sản phẩm chế biến đi chế biến lại.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề gia truyền, việc đi theo nghề luôn cho ông những cơ hội tìm tòi, những sáng tạo mới. Chắt lọc bí quyết kỹ thuật làm nghề truyền thống hòa trộn với phong cách mỹ thuật, tạo hình hiện đại, mang đến những sản phẩm gốm có "style riêng", có tính nghệ thuật cao. Ngoài những cống hiến cho nghề gốm sứ những sản phẩm độc đáo ông còn là người thầy của nhiếu lớp nghệ nhân trẻ trong làng trong đó đặc biệt có nghệ nhân Trần Nam Tước, sự ảnh hưởng về " Gu thẩm mỹ" của ông đã là những" thước vàng khuôn ngọc" cho những thế hệ học trò của mình. Màu men bã trà của ông đã là những gam màu trang trọng trong các bộ sưu tầm gốm sứ của giới nghệ thuật thưởng lãm.

Nghệ nhân Vũ Ðức Thắng đặc biệt say mê sáng tác cải biến dòng gốm cổ truyền trên những sản phẩm như lọ hoa, hũ, âu, chum, chóe, với nhiều kiểu dáng, những nét vẽ cầu kỳ mang âm hưởng của nét tinh hoa Việt, lối thể hiện trên dòng sản phẩm kiểu ám họa cũng là nét rất riêng ở sản phẩm và tác phẩm của ông . Với nét văn hóa Việt ông chuyên sử dụng các cách điệu như sen , cúc, đặc biệt là khóm sen tàn , các họa tiết tôm, cá, chuồn chuồn, cây rong, cây khoai nước sắp xếp trên bề mặt gốm, tạo nên sự nhẹ nhàng với những nét vẽ khoáng đạt, đầy rung cảm với thiên nhiên.

Bảo tàng tư nhân ở nước ta tuy ít , nhưng bảo tàng cá nhân về sản phẩm do các chủ nhân tự sáng tác không nhiều. Đây là sự khác biệt lớn, không chỉ là sự độc đáo kỳ ảo từ chất liệu đất và men được nung “quá lửa” mà còn là "style riêng" của NN Vũ Đức Thắng. Những màu men đó thể hiện nét đặc trưng gốm mang tên "hồn đất Việt" của nghệ nhân Vũ Ðức Thắng đó là màu trà và màu luyn thẫm là những gam màu chủ đạo.
Đến với Bảo tàng Hồn Đất Việt là đến với phong cảnh trữ tình của Hà Nội, bản tình ca Hà Nội được thể hiện bằng gốm, từ chùa Một Cột đến Khuê Văn Các, từ bóng liễu rủ Hồ Gươm đến đường Thanh Niên, từ cầu Thê Húc đến đảo Hòa Bình trong công viên Thống Nhất, hay những cảnh núi sông từ sông Hồng đến sông Hương, từ vịnh Hạ Long, thác Bản Giốc đến dãy Trường Sơn; hay hình ảnh về từng giai đoạn lịch sử dân tộc... tất cả hiện lên sống động và lãng mạn trên chất men tự nhiên và sâu lắng. .

Thực hiện tiếp đam mê của ông, Bà Thịnh  người bạn đời  của ông đã triển khai tiếp việc nâng cấp hoàn chỉnh các hạng mục cho bảo tàng đi vào hoạt động. Đứng sau thành công của những nhân vật tên tuổi không bao giờ được quên những sự đóng góp vô giá của những người phụ nữ bên cạnh , tại làng Bát Tràng tên riêng  của xưởng gốm hay nghệ nhân  bao giờ  cũng gắn liền tên vợ và chồng chẳng hạn như hỏi Nghệ nhân Thắng thì người ta cũng trả lời Thắng nào? Thắng Thịnh hả?. Bà Thịnh đã là người nghệ nhân âm thầm làm hồi sinh và phát triển tiếp dòng sản phẩm Gốm Hồn Đất Việt và đưa Bảo tàng Gốm Hồn Đất Việt đi vào hoạt động . Hồn Đất Việt cố gắng đầu tư đầy đủ để chuẩn hóa các tiêu chí cơ bản, nhằm Bảo tàng có nội dung đạt chất lượng cao cùng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, Bảo tàng Hồn đất Việt sẽ không ngừng mở rộng nâng cấp và sưu tầm các hiện vật, cùng bộ máy tổ chức đầy đủ… Xứng đáng là điểm đến cho khách du lịch thăm quan, học tập và thực hành  tại Bát Tràng – Hà Nội


Bà Phùng Thị Thịnh vợ Cố nghệ nhân Ưu tú Vũ Đức Thắng đang là người quản lý Bảo tàng

Một số hình ảnh tại Bảo tàng:

























Địa chỉ trên googgler

Mọi thư từ xin liên hệ:
Art  Museum of Vietnamese Ceramic Soul - Tel : 0243.8744.710
Mobil : 0986.945.925
email: thangthingbt@yahoo.com

 

                                                                                Bài và hình: Dương Quỳnh Mai

Xem thêm:

>> Bát tràng liên hoan vinh danh cho các Nghệ nhân và thợ giỏi được Hiệp hội làng nghề phong tăng lần thứ 8 năm 2018
>>  Ký sự lảng nghề Bát Tràng cuối năm Quý Tỵ.
>>
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Bằng công nhận xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới cho xã Bát Tràng.
>>
>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam
>>Ký sự làng nghề: Đầu hạ,tới làng nghề Bát Tràng
>>Ký sự lảng nghề Bát Tràng cuối năm Quý Tỵ.
>>Ký sự Bát Tràng - Cuối thu, ở Làng nghề truyền thống
>>Ký sự - Mùa thu Bát Tràng
>>Ký sự nghệ nhân - Gặp lại tác giả tạo nên tác phẩm "Người con của Rồng"
>>Ký sự nghệ nhân làng nghề Việt nam Tài hoa gốm sứ Bát Tràng



Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.408.693
Tổng truy cập: