PHỤ NỮ & NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT VỚI LÀNG NGHỀ
(29-33)- Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
(Ngày đăng: 17/11/2023   Lượt xem: 121)

Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những nơi nổi tiếng về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sơn mài chất lượng cao. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tâm huyết đi cùng sự kiên trì

Đến thăm làng nghề sơn mài Hạ Thái, nhìn những sản phẩm sống động, tinh xảo, ai cũng ngưỡng mộ bàn tay tinh tế, khéo léo của những nghệ nhân nơi đây.

Là làng nghề truyền thống, trải qua những thăng trầm, đến nay, thôn Hạ Thái có khoảng hơn 70% số hộ chuyên làm nghề sơn mài. Các hộ sản xuất tập trung vào các nhóm sản phẩm chính là: Quà tặng, trang trí nội thất và đồ thờ tâm linh, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng năm, làng nghề đã tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương và gần 300 lao động ở các địa phương khác đến làm việc.

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi dành trọn tâm huyết gìn giữ nghề truyền thống.
Về làng Hạ Thái, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, Chủ tịch Hội làng nghề sơn mài Hạ Thái. Bà là một trong những người theo đuổi nghề với trọn tâm huyết. Không khí tại cơ sở sản xuất của gia đình nghệ nhân luôn nhộn nhịp, khẩn trương để hoàn thiện những đơn hàng khách đã đặt.

Nhớ lại thuở mới làm nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi cho biết: Trước đây bà làm trong Hợp tác xã sơn mài Hạ Thái, năm 1991, Hợp tác xã giải thể, bà về làm tại gia đình, ban đầu chỉ sản xuất nhỏ lẻ một số mặt hàng. Dịp đầu, để bán hàng, bà đạp xe vào phố Hàng Khay để giao hàng cho khách. Trải qua thời gian khách hàng quen với các sản phẩm của xưởng, thị trường tiêu thụ từ đó dần mở rộng.

Là người có kinh nghiệm vài chục năm trong nghề, kế thừa kinh nghiệm truyền dạy của thế hệ cha ông kết hợp với sự bắt nhịp xu hướng mới, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi nắm chắc quy trình sản suất truyền thống, đặc biệt là các loại cốt, nước sơn, kỹ thuật trang trí... từ đó tạo ra các sản phẩm có tính kỹ thuật, mỹ thuật cao.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi chia sẻ: “Nghề làm tranh sơn mài đòi hỏi kỹ thuật công phu, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Để hoàn thành một sản phẩm sơn mài phải kỳ công nâng lên đặt xuống rất nhiều lần, có khi phải mất cả tháng, không kiên trì, nhẫn nại, không yêu nghề thì khó theo được nghề”.

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
Gian hàng trưng bày sản phẩm của gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi.
Để làm được một sản phẩm sơn mài phải trải qua vài chục công đoạn, hàng chục nước sơn mới đảm bảo được độ bóng và bền của sản phẩm. Mỗi công đoạn có những yêu cầu riêng nhưng đều đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề.

Từng công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ. Mỗi công đoạn đều liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một công đoạn nào thì sản phẩm cũng không thể hoàn thiện và không bảo đảm độ bền cũng như tính mỹ thuật. Ngày nay, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong pha chế, thay đổi công đoạn sơn làm cho sản phẩm bóng, bền, đẹp hơn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi là một trong những người tiên phong tại làng nghề áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất sản phẩm. Bà sử dụng cả kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật mới để tạo ra các sản phẩm phong phú, nhiều cách trang trí đẹp đối với cả sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có tính thời trang.

Với tâm niệm đó mà các sản phẩm bà làm ra đều rất tinh xảo, từng chi tiết mang đậm dấu ấn cá nhân. Mỗi sản phẩm của nghệ nhân đều được người làm nghề và khách hàng yêu thích, đánh giá cao.

Tìm hướng bảo tồn, phát triển làng nghề

Để làng nghề truyền thống phát triển bền vững, năm 2003, các nghệ nhân và hộ sản xuất đã cùng nhau thành lập Hội sơn mài làng nghề Hạ Thái để tập hợp các hộ, cơ sở sản xuất trong làng cùng sản xuất, hỗ trợ nhau phát triển nghề, chia sẻ thông tin về thị trường, mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề của người thợ, dạy nghề cho thế hệ trẻ.

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
Một trong những sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao giấy chứng nhận OCOP 4 sao.
Với tình yêu, sự sáng tạo, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi được bầu là Chủ tịch Hội làng nghề. Hàng năm, Hội luôn tạo điều kiện, vận động các hội viên tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu cho làng nghề.

Năm 2021, 2022 gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao giấy chứng nhận OCOP 4 sao cho các sản phẩm: Lọ hoa sơn mài cốt gốm hình xoài; bình hoa sơn mài cốt gốm hoa sen; tranh sơn mài Tùng Hạc…

Nhận thấy tiềm năng phát triển của làng nghề, những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, chú trọng đưa ra nhiều chính sách để giúp làng Hạ Thái phát triển các sản phẩm sơn mài của mình.

Năm 2020, Hạ Thái được công nhận là 1 trong 7 điểm du lịch làng nghề của thành phố Hà Nội. Nhờ đó, làng nghề được quy hoạch riêng một khu sản xuất với việc thành lập được Cụm công nghiệp làng nghề sơn mài Hạ Thái rộng 12ha, thu hút hơn 100 hộ sản xuất, đồng thời đưa các sản phẩm tranh sơn mài Hạ Thái đến các triển lãm, hội chợ…

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
Các sản phẩm tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đều được người làm nghề và khách hàng yêu thích, đánh giá cao.
Chia sẻ về hướng bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, Chủ tịch Hội làng nghề sơn mài Hạ Thái Nguyễn Thị Hồi cho biết: “Theo dòng chảy của thời gian, làng nghề Hạ Thái cũng như các làng nghề truyền thống khác, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, phải không ngừng đổi mới, chuyển mình để duy trì và phát triển.

Chúng tôi đang hướng phát triển làng nghề thành một điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp như Bát Tràng. Các xưởng liên kết lại với nhau để đào tạo nghề cho thế hệ trẻ trong vùng, đồng thời trang bị kiến thức làm du lịch. Chúng tôi trang bị cơ sở vật chất, tại xưởng sản xuất để làm nơi hướng dẫn khách du lịch được trải nghiệm làm một vài khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm sơn mài.

Để làng nghề phát triển bền vững, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành quan tâm hơn nữa tới cơ sở hạ tầng của làng nghề như khu trưng bày sản phẩm, các điểm đỗ xe, khu vệ sinh công cộng, khu vực cho khách du lịch ăn uống, mua sắm và tìm hiểu về văn hóa của làng nghề”.

Để làm được một sản phẩm sơn mài phải trải qua vài chục công đoạn, hàng chục nước sơn mới đảm bảo được độ bóng và bền của sản phẩm. Mỗi công đoạn có những yêu cầu riêng nhưng đều đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề.

Từng công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ. Mỗi công đoạn đều liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một công đoạn nào thì sản phẩm cũng không thể hoàn thiện và không bảo đảm độ bền cũng như tính mỹ thuật. Ngày nay, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong pha chế, thay đổi công đoạn sơn làm cho sản phẩm bóng, bền, đẹp hơn.

                                  Theo;  laodongthudo.vn
>>
 (29-33)- Sản phẩm ưa nhìn và trân trọng khi được choàng chất liệu sơn phủ mang màu sắc làng nghề. Màu sắc Vua Chúa.
 
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.484.223
Tổng truy cập: