MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
(36)- Làng rèn đưa dao kéo lên Facebook, TikTok, mang lại doanh thu bất ngờ
(Ngày đăng: 09/12/2024   Lượt xem: 29)

Nhiều ông chủ trẻ tại làng nghề rèn Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã mạnh dạn đưa 'dao kéo Hậu Lộc' lên các nền tảng số, giúp tăng doanh thu bán hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

dsc00593.jpg
Những ngày cuối năm 2024, về với làng rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc), từ đầu làng đã thấy không khí rộn ràng của tiếng đe, tiếng búa, tiếng máy mài dao làm việc hết công suất. Ảnh: Đình Minh
dsc00597.jpg
Anh Kiều Văn Lực (trú thôn Ngọ, xã Tiến Lộc) cho biết: Từ khi sinh ra, anh đã thấy cha ông làm nghề này. Đến nay, các cụ chỉ bảo làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm, còn cụ thể tính từ mốc thời gian nào anh cũng không thể nắm bắt chính xác. 'Trước đây, việc rèn dao kéo, cuốc xẻng chủ yếu bằng phương pháp thủ công, rất vất vả. Những năm gần đây, các hộ dân trong làng nghề đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị nên lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn và công việc cũng đỡ cực nhọc', anh Lực cho biết. Ảnh: Đình Minh
dsc00607.jpg
Khi máy móc, thiết bị và công nghệ đã được ứng dụng trong hầu hết các nghề truyền thống thì ở Tiến Lộc, điều này cũng không ngoại lệ. Nơi đây hiện tại, hầu hết người dân làng rèn đã chuyển từ làm thủ công sang dùng máy móc. Điển hình là những chiếc máy dập thép như thế này, đã tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều so với trước kia. Ảnh: Đình Minh
dsc00566.jpg
Không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, hiện nay, nhiều cơ sở tại làng nghề còn thay đổi cả phương thức bán hàng, từ offline qua online, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng trên các mạng xã hội, ứng dụng như: Shopee, Lazada, Facebook, TikTok.. Một trong những điển hình tiên phong trong việc chuyển đổi này là anh Phạm Văn Tiến (29 tuổi, áo trắng), trú thôn Ngọ, xã Tiến Lộc. Hiện nay, anh là chủ của ba cơ sở sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 100 lao động địa phương với mức lương 5-7 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Đình Minh
dsc00537.jpg
Anh Tiến kể: Vào năm 2022, anh bắt đầu bán dao không gỉ ra thị trường. Với nhiều đặc tính vượt trội, loại dao này nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tăng doanh số bán hàng, ngoài cách bán hàng truyền thống tại các đại lý, cửa hàng, tham gia hội chợ, anh còn xây dựng website và bán hàng trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội. 'Nhiều năm trước, xưởng của gia đình tôi rèn dao thủ công, mỗi ngày chỉ làm được 15-20 con dao. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, hiện mỗi ngày cơ sở của tôi có thể làm ra hơn 500 sản phẩm dao các loại', anh Tiến nói. Ảnh: Đình Minh
Anh Tiến cho biết: Hiện các cơ sở của anh đã và đang ứng dụng công nghệ mới, sử dụng nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp như: dao thép trắng không gỉ, nhíp xe ô tô, dao ba lá, dao thép CT45.... Anh Tiến kỳ vọng, đến cuối năm nay, sản phẩm dao rèn thủ công thép trắng không gỉ sẽ đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ảnh: Đình Minh
Theo anh Tiến, hiện các cơ sở của anh đã và đang sử dụng nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp như: dao thép trắng không gỉ, nhíp xe ô tô, dao ba lá, dao thép CT45.... Anh Tiến kỳ vọng, đến cuối năm nay, sản phẩm dao rèn thủ công thép trắng không gỉ sẽ đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ảnh: Đình Minh
dsc00569.jpg
Anh Tiến cho biết: Trong 2 năm vừa qua, mỗi năm, các cơ sở của anh Tiến bán hơn 200.000 con dao các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 7 tỷ đồng. 'Sản phẩm dao không gỉ không chỉ đắt hàng ở Thanh Hóa mà còn được săn lùng bởi các tiểu thương và đại lý lớn tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn nên tôi đang muốn mở rộng thêm nhiều cơ sở sản xuất nữa', anh Tiến nói. Ảnh: Đình Minh
dsc00581.jpg
Ông Trịnh Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc cho biết: Mỗi năm, ngành tiểu thủ công nghiệp của xã Tiến Lộc có doanh thu khoảng 470-500 tỷ đồng. Trong đó, nghề rèn của 3 thôn Ngọ, Bùi, Sơn chiếm đến 90% tổng doanh thu của tiểu thủ công nghiệp. Ảnh: Đình Minh
dsc00614.jpg
Theo ông Hùng, mỗi ngày, bà con làng nghề sản xuất 200.000 sản phẩm các loại. Nghề rèn tuy vất vả nhưng đã và đang giúp bà con có thu nhập tốt, ổn định. Ảnh: Đình Minh
dsc00534.jpg
Ông Hùng cho biết: Hiện nay, làng nghề xã Tiến Lộc đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư mở rộng làng nghề mới quy mô 6 ha tại thôn Ngọ. Cùng với việc nâng cấp hệ thống điện, giao thông, xử lý rác thải và nước thải, cấp ủy, chính quyền xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư vào làng nghề. Ảnh: Đình Minh
                                        Theo: daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
74.843.728
Tổng truy cập: