MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
Cổ ngoạn cà phê - Một mô hình kinh doanh độc đáo
(Ngày đăng: 07/08/2020   Lượt xem: 306)

Quán cà phê mang phong cách lạ nhất ở miền Tây, khách vào quán không chỉ để thưởng thức loại cà phê mà còn được chiêm ngưỡng nhiều món đồ cổ quý giá.

Mô hình kinh doanh độc đáo, lạ nhất ở Miền Tây. Ảnh: Thành Hiệp.

Mô hình kinh doanh độc đáo, lạ nhất ở Miền Tây. Ảnh: Thành Hiệp.

Nhiều quán cà phê độc đáo ở Cần Thơ

Trong những năm gần đây, miền Tây xuất hiện nhiều quán cà phê độc đáo, thu hút nhiều khách du lịch, nhất là lứa tuổi thanh niên. Điển hình như tại TP Cần Thơ có quán cà phê trên cây “Ẩm thực Sông Thơ” ở công viên sông Hậu, phường Cái Khế, mang phong cách đặc trưng vì khách đến thưởng thức đều ngồi trên cây. Hay như Hội quán cà phê “Dương gia chi bảo”, ở đường Hải Thượng Lãn Ông, một không gian thú vị giành cho những ai có tâm hồn hoài niệm.

Và còn nhiều quán cà phê khác nữa đã làm say đắm tình du khách khi đến Cần Thơ. Mới đây, ngày 29/7/2020, anh Phạm Văn Hai, nhà sưu tầm đồ cổ đã khai trương quán cà phê lấy tên là “Cổ ngoạn cà phê” tại đường Xuân Hồng, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây là quán cà phê mang phong cách lạ ở miền Tây, có sức lôi cuốn lạ lùng. Khách vào quán không chỉ để thưởng thức loại cà phê đặc biệt thơm ngon mà còn được chiêm ngưỡng nhiều món đồ cổ quý giá. Chính vì vậy, mà chủ nhân mới đặt tên là “Cổ ngoạn cà phê”.
Anh Phạm Văn Hai, chủ quán cà phê Cổ Ngoạn giới thiệu chiếc bình gốm cổ. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Phạm Văn Hai, chủ quán cà phê Cổ Ngoạn giới thiệu chiếc bình gốm cổ. Ảnh: Thành Hiệp.

Ý tưởng của anh mở quán cà phê là nhằm giới thiệu những cổ vật quý hiếm đến mọi người để cùng chiêm ngưỡng, không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Hầu hết các nhà sưu tầm cổ vật đều có lòng đam mê, cảm hứng, vừa hoài cổ vừa kết hợp với hiện đại.

Anh tâm sự với bạn bè: “Thưởng thức giá trị nghệ thuật của cổ vật mà thưởng thức một mình thì rất cô đơn. Do vậy tôi mới mở quán cà phê cổ ngoạn nầy”.

Họ quan niệm rằng chơi đồ cổ là tìm lại những kỷ vật xưa, lưu giữ những giá trị của quá khứ và làm sống lại cái không khí của một thời đã trôi qua. Anh Phạm Văn Hai cũng thế, anh chọn những dồ vật mang ý nghĩa lịch sử. Từ đó, anh đã bỏ công góp nhặt công phu những hiện vật quý hiếm để gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Vốn xuất thân từ Khoa Xã hội Nhân văn (Đại Học TPHCM), nhưng khi ra trường anh lại chuyển sang lĩnh vực kinh doanh và sở thích là sưu tầm đồ cổ. Từ niềm đam mê đó đã thôi thúc anh mày mò học hỏi, tìm hiểu về cổ vật. Cũng nhờ mua bán mà anh mới có điều kiện giao lưu, học hỏi và phát hiện được nơi nào có hàng quý hiếm.
Nhiều chiếc đĩa cổ được dán khắp tường nhà. Ảnh: Thành Hiệp.

Nhiều chiếc đĩa cổ được dán khắp tường nhà. Ảnh: Thành Hiệp.

                                      Theo:  nongnghiep.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
77.063.075
Tổng truy cập: