MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
4 nhà chung tay phát triển làng nghề
(Ngày đăng: 26/11/2018   Lượt xem: 599)
Xây dựng văn hoá doanh nhân, kể cả từ hộ kinh doanh cá thể, nhất là sự kết hợp của 4 nhà: Nhà quản lý – làng nghề - nghệ nhân – DN sẽ tạo ra sản phẩm đặc trưng trong chuỗi khép kín giữa du lịch và làng nghề. Muốn vậy, cần có bộ tiêu chí đánh giá việc phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch, cơ chế thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực này.
 
Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống

 
Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo “Kết nối DN với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 25/11.
Theo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 12 lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch văn hóa… trong đó thủ công mỹ nghệ là thành tố quan trọng của du lịch văn hóa. Thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Hà Nội đang hướng tới xây dựng “thành phố sáng tạo” với nền tảng là các ngành công nghiệp sáng tạo có mũi nhọn của Thủ đô. Đề án rất cần thiết sự kết nối với các DN để xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm làng nghề.
Dưới góc độ DN, đại diện Công ty CP Ao Vua cho rằng, hiện các DN, hộ kinh doanh trong các làng nghề chưa chú trọng tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành cạnh tranh, chưa có điểm đến có thể đưa du khách đến theo tour để kích cầu tiêu dùng và quảng bá các sản phẩm. Do đó, 4 nhà cần nhìn nhận lại để đưa du lịch văn hóa làng nghề phát triển là một bộ phận quan trọng hình thành ngành công nghiệp văn hóa nước ta với mục tiêu góp 3% vào GDP cả nước năm 2020, 7% vào năm 2030.
Trước những băn khoăn về phát triển làng nghề bền vững, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho rằng, cần nghiên cứu đánh giá lại các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, thu hút các DN đầu tư vào hiện nay. Đồng thời phát triển đồng bộ các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó có vai trò dẫn dắt của DN đầu tàu… Đặc biệt, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch…
Đồng quan điểm này, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải, chính quyền địa phương cần tham gia sâu hơn vào công tác phát triển du lịch, đưa ra những cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ, DN làm du lịch chất lượng cao. Về phía DN, cần phối hợp với chính quyền hoặc các tổ chức để đào tạo cho cộng đồng dân cư có làng nghề, nghiên cứu phục hồi các lễ hội, tục thờ tổ nghề… “Quan trọng là cần hình thành cơ chế, sự liên kết giữa 4 nhà, trong đó khâu quan trọng là giữa DN lữ hành kết nối với các nghệ nhân, DN, hộ kinh doanh tạo ra các tour có giá trị” – ông Trần Đức Hải nhấn mạnh.
                                                                                             Theo: kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.463.334
Tổng truy cập: