CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp
(Ngày đăng: 25/12/2013   Lượt xem: 460)
 Đó là nhận định tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ CNH- HĐH trong điều kiện dân số “vàng” tại Việt Nam, do Ban Kinh tế T.Ư phối hợp Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức sáng 24.12. Số liệu quý III/2013 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ người đang có việc làm của Việt Nam (VN) là cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng năng suất, chất lượng lao động còn hạn chế. Tỷ lệ lao động ở nông thôn chiếm tới gần 70%, nhưng chỉ khoảng 13,4% trong số này được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

VN cũng đang thụt lùi về chỉ số đổi mới/sáng tạo (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thực hiện). Năm 2011, VN đứng thứ 51/125 nhưng đến năm 2012-2-013, nước ta tụt xuống thứ 76/141 nước. So với các nước Đông Nam Á, VN cũng chỉ đứng thứ 5 (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei)

Phần lớn nông dân chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Phần lớn nông dân chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

GS-TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nói: “Chúng ta thường nói thừa thầy thiếu thợ, nhưng thực sự là thừa thầy yếu, thiếu thợ giỏi. Thầy giỏi mới đủ sức tạo được nhiều thợ giỏi”. Trong khi đó, VN đang có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và hàng trăm nghìn tiến sĩ, thạc sĩ). Tuy nhiên, lực lượng lao động xuất sắc này chưa được tận dụng triệt để. Đặc biệt, hơn 70% lao động ở khu vực nông thôn chưa được đầu tư thích đáng về chất lượng.

Theo ông Đặng Đình Long (Viện Nghiên cứu và tư vấn phát triển - RCD), tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đang gia tăng. Năm 2009, có 6,3% lao động nông thôn thiếu việc làm, trong đó đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng có tỷ lệ thiếu việc làm tới 9,9% và 8,2%. Nhóm thiếu việc làm nhiều nhất ở khu vực nông thôn là nhóm tuổi 15-19 và nhóm lao động giản đơn do thiếu kinh nghiệm và không có chuyên môn kỹ thuật.

Với hơn 62 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang có ở trong thời kỳ dân số vàng đáng mơ ước Tuy nhiên, nếu không biết cách khai thác và tận dụng sẽ dễ dẫn đến tình trạng “cầm vàng mà để vàng rơi”. Nhất là đối với 70% lao động ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, chất lượng lao động nông thôn cũng hạn chế. Phần lớn nông dân chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Số liệu năm 2009 cho thấy, có đến 82% nông dân chưa được đào tạo. 8,4% công nhân kỹ thuật không có bằng cấp.

Chỉ có 8,4% lao động nông thôn được đào tạo qua các trường nghề từ trung cấp đến cao đẳng nghể. Trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học cũng chỉ chiếm 3,2%. “Với chất lượng lao động như vật sẽ là cản trở lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút bớt lao động nông thôn ra khỏi hoạt động nông nghiệp” – ông Long nhận định.

Theo GS Nguyễn Đình Cử – Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho rằng, giải pháp trước mắt để tận dụng nguồn dân số vàng là chủ động xây dựng chính sách triệt để tận dụng cơ hội, lợi thế, để có thể “giàu trước khi già”.

Cụ thể là: Tạo mọi điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế được tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo; đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động và tăng xuất khẩu, hạn chế tiêu dùng xa xỉ để nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư.

                                                                                             Theo: danviet
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.520.471
Tổng truy cập: