CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Tiền Giang nhân rộng mô hình công nghệ sinh thái trong nông nghiệp
(Ngày đăng: 08/08/2013   Lượt xem: 1115)
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật - (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tích cực nhân rộng mô hình sản xuất theo “Công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa” gắn với chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”. Mô hình sản xuất này giúp nông dân chủ động đối phó hiệu quả sâu bệnh trên cây lúa, giảm được chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng lúa cho nông hộ.

Từ nay đến hết năm 2013, Tiền Giang tiếp tục đầu tư thêm 1,8 tỷ đồng xây dựng 32 mô hình cấp tỉnh, mỗi huyện thực hiện thêm từ 2 đến 5 mô hình với diện tích bình quân từ 10 đến 20 ha/mô hình. Đến năm 2014, Tiền Giang dự kiến mở rộng diện tích công nghệ sinh thái kết hợp trong chương trình cánh đồng mẫu lớn áp dụng tiến bộ kỹ thuật “một phải, năm giảm” lên khoảng 200 ha. Đến năm 2016, tỉnh mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình này lên gấp 10 lần, đạt khoảng 2.000 ha và đến năm 2020 phấn đấu đạt diện tích 25.000 ha sản xuất áp dụng mô hình “Công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa”.


Mô hình “Công nghệ sinh thái” do Viện Lúa gạo quốc tế (IRRI), Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và một số ngành liên quan triển khai thực hiện thí điểm lần đầu tiên tại Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 – 2010 trên địa bàn hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Hình thức trồng thêm các loại hoa dại trên bờ ruộng để hấp thu và dẫn dụ côn trùng không gây hại cho cây trồng về sinh sống, trú ngụ nhằm đa dạng hóa thành phần côn trùng có ích, khống chế các loài côn trùng gây hại đặc biệt là rầy nâu, giữ được cân bằng hệ sinh thái trên ruộng lúa.

Từ vụ đông xuân 2009 – 2010 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng tổng cộng 105 mô hình sản xuất áp dụng công nghệ sinh thái với diện tích lên đến gần 2.000 ha, kinh phí đầu tư trên 2,93 tỉ đồng. Nông dân tham gia mô hình này đã tiết kiệm được từ 1,9 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/ha/vụ nhờ giảm bớt lượng giống, lượng phân đạm không cần thiết và lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu tính mỗi năm sản xuất 3 vụ thì mỗi ha áp dụng mô hình này, nông dân tiết kiệm được từ 5,7 triệu đến 7,5 triệu đồng. Từ mô hình thí điểm đầu tiên tại Tiền Giang, “Công nghệ sinh thái” được xác định là biện pháp canh tác khoa học, tiên tiến đang được nhân rộng tại các tỉnh, thành phía Nam và đều đạt kết quả cao, mở ra tương lai mới trong thâm canh để giành những vụ mùa bội thu./.
                                                                                                   Theo: tamnhin.net
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.525.497
Tổng truy cập: