DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(75)- Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn
(Ngày đăng: 06/03/2025   Lượt xem: 75)

Di tích Khâm Thiên Giám (Kinh thành Huế) từng được triều đình nhà Nguyễn dựng lập để thực hiện chức năng như một cơ quan thiên văn học, khí tượng thủy văn quan trọng của quốc gia. Công trình “bắt bệnh gió mưa”, “giải mã bầu trời” này hiện xuống cấp nghiêm trọng, trong tình trạng chờ sập.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 1

Khâm Thiên Giám được thành lập năm 1803 dưới thời vua Gia Long, là cơ quan chuyên trách việc quan sát thiên văn, dự báo thời tiết và soạn lịch cho triều đình  nhà Nguyễn.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 2

Công trình nằm trong khuôn viên Kinh thành Huế. Dưới thời vua Duy Tân (năm 1918), Khâm Thiên Giám được di dời đến vị trí hiện tại (số 82 đường Hàn Thuyên, phường Thuận Thành, quận Phú Xuân, thành phố Huế).

 
Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 3

Trải qua thời gian, công trình di tích nơi đây xuống cấp trầm trọng. Đa số các hạng mục trong khuôn viên công trình di tích có dấu hiệu sử dụng sai mục đích.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 4

Đáng chú ý, phần mái của Khâm Thiên Giám bị hư hỏng nghiêm trọng. Những mảng ngói đã rơi rụng, để lộ ra kết cấu gỗ bên trong. Mái lợp cổ xưa đã được thay thế, chắp vá tạm bợ bằng một số tấm tôn kẽm - vật dụng không ăn nhập với công trình kiến trúc cổ.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 5

Để cứu công trình khỏi “gục ngã” trước sự tàn phá của thời gian, yếu tố thời tiết khắc nghiệt xứ Huế, các bộ giàn giáo bằng sắt đã được lắp đặt làm vật gia cố tạm thời.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 6Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 7

Những mảng tường loang lổ, bị thời gian bào mòn như kể lại câu chuyện về một thời kỳ vàng son nay chỉ còn là ký ức, quá vãng. Những cánh cổng vỡ nát như đang chờ đợi một sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ, khôi phục lại nét vàng son xưa.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 8Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 9
 

Những thanh giàn giáo kim loại được dựng lên một cách chênh vênh, như một nỗ lực níu giữ những gì còn sót lại trước sự tàn phá không ngừng của thời gian. Chúng đan xen với bộ khung gỗ cũ, tạo ra sự đối lập giữa cái mới và cái cũ, giữa sự kiên trì  bảo tồn và sự tàn phá vô tình của thời gian, khí hậu khắc nghiệt.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 10

Mạng nhện, rễ cây giăng mắc trong những góc tối, như một dấu tích im lặng của sự bỏ mặc. Những viên gạch lộ ra từ bức tường đang chờ sập, tạo nên một cảm giác về một sự quên lãng đầy ám ảnh.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 11

Trên nền gạch sậm màu phủ đầy bụi đất, rác rưởi và rêu phong, một bàn thờ hoang phế hiện lên với vẻ đìu hiu, tàn tạ của thời gian và sự lãng quên.

 
Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 12

Những mảnh gỗ sơn son thếp vàng, vốn là những phần trang trí tinh xảo của bàn thờ, nay rơi rụng, nứt vỡ, nằm ngổn ngang như chứng tích  của một thời huy hoàng đã xa. Chúng từng là biểu tượng của sự tôn nghiêm, gắn với những nghi lễ thiêng liêng xưa, nhưng giờ đây chỉ còn là những tàn dư lặng lẽ, phủ lấp bụi thời gian.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 13Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 14

Trên bức tường mục nát đã bị bong tróc, vẫn còn dấu vết một phần của sơ đồ thiên văn để theo dõi chu kỳ thời gian, phương hướng hoặc các vì sao.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 15

Những cành cây hoang dại, già nua phủ lên những mái nhà cũ kỹ, với khe tường nứt nẻ, quấn quanh không gian ảm đạm như một vòng tay lạnh lẽo của thời gian, ôm lấy những tàn tích quá khứ.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 16

Người dân vẫn sinh sống trong khuôn viên di tích Khâm Thiên Giám mà chưa thể dời đi.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 17

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, Khâm Thiên Giám hiện trong giai đoạn trình phê duyệt xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, làm cơ sở để triển khai dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, do đơn vị làm chủ đầu tư trong thời gian tới.

Hoang tàn nơi ‘bắt bệnh gió mưa’ của triều Nguyễn ảnh 18

Theo giới nghiên cứu văn hóa, nếu được quan tâm đúng mức, di tích Khâm Thiên Giám tại Cố đô Huế sau khi được phục hồi, tôn tạo có thể trở thành một bảo tàng sống về lịch pháp và thiên văn học của Việt Nam. Những bản sao của hỗn thiên nghi, quy tượng, những câu chuyện về các bậc thiên quan từng giải mã bầu trời, tính toán các hiện tượng xuân phân, đông chí, thiên văn học… có thể được tái hiện tại đây, giúp thế hệ sau hiểu được trí tuệ, sự thông tuệ của cha ông xưa.

                                               Theo:  tienphong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

76
Đang xem:
76.172.931
Tổng truy cập: