Làng nghề gạch ngói, gốm đỏ Mang Thít hình thành hơn 200 năm và tồn tại theo thời gian. Thời hoàng kim, vào những năm giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, làng nghề có trên 2 ngàn miệng lò sản xuất gạch, gốm đỏ truyền thống, hoạt động ngày đêm, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của huyện Mang Thít. Qua thời gian, những chiếc lò gạch đun gốm thủ công gây ô nhiễm môi trường nên hầu hết được thay bằng hệ thống lò nung liên hoàn, hiệu quả kinh tế cao, không còn cảnh nghi ngút khói bụi.
Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch ÐBSCL, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060 ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hoà Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”. Trong đó, gốm đỏ là sản phẩm du lịch đặc thù không nơi nào có được.
Hiện nay, làng gốm kênh Thầy Cai có rất đông du khách khắp nơi đến tham quan di sản lò gạch và trải nghiệm nghề làm gốm có một không hai ở ÐBSCL.
Làng gốm Mang Thít với hàng trăm miệng lò đang sản xuất gạch, ngói, gốm đỏ.
Khâu sản xuất gốm được làm bằng đất ở làng nghề.
Là sản phẩm chủ lực của làng gốm Mang Thít, mỗi ngày có hàng ngàn thiên gạch ra lò, phục vụ xây dựng.
Sau thời gian nung đã cho ra lò những sản phẩm gốm đỏ độc đáo, được bán ra thị trường nội địa và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Ðộc đáo cà phê Nhà gạch gốm đương đại Mang Thít.