DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(88)- Vĩnh Phúc: Người giữ nghề, lan tỏa bản sắc của Tháp gốm men Chùa Trò
(Ngày đăng: 18/10/2023   Lượt xem: 86)

Bảo tồn di tích, di sản văn hoá theo hình thức phục hồi, phát huy, nhân ra nhiều bản mới từ Bản gốc, bằng những loại nguyên vật liệu tự nhiên khác nhau, nhằm mục đích phục dựng đầy đủ đường nét hoa văn của cổ vật, mà vẫn giữ nguyên giá trị nghệ thuật của những cổ vật, là một hoạt động khoa học nhằm bảo vệ nghề truyền thống cũng như những dấu tích vật chất, những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của di sản.

img-1562-1697588986.jpeg
Ông Kiều Đức Thưởng (ngoài cùng bên trái) giới thiệu sản phẩm lưu niệm Tháp gốm men Chùa Trò Vĩnh Phúc, theo nguyên mẫu là Bảo vật Quốc gia.
Việc làm này là trách nhiệm của làng nghề truyền thống , thợ thủ công mỹ nghệ và tất cả người Việt chúng ta. Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Sở văn hoá Thể thao du lịch tỉnh, nhất là Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, ông Kiều Đức Thưởng, Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Hải Âu đã chủ động nghiên cứu, đầu tư kinh phí trang bị các loại máy quét 3D hiện đại để hỗ trợ công tác thiết kế và sản xuất, phục dựng lại đầy đủ các chi tiết của: Tháp gốm men Chùa Trò xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, là Bảo vật Quốc gia, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, công ty Hải Âu sản xuất và phục dựng lại bằng nguyên liệu gỗ chồng và gỗ quý được khuyến khích khai thác và sử dụng nhằm mục đích bảo vệ rừng tự nhiên và môi trường song song với việc phát triển kinh tế và nghề truyền thống như gỗ mít, gỗ sưa trồng, gỗ xoan đào… kết hợp với Sơn PU, dát vàng truyền thống. 
 
Bảo vật Tháp gốm men Chùa Trò đã được những nghệ nhân, thợ giỏi của Công ty Hải Âu tại làng nghề mộc truyền thống Thủ Độ, xã An Tường, gia công thiết kế , phục dựng và sản xuất, chạm khắc tinh sảo, tái hiện lại đầy đủ các chi tiết hoa văn của: Bảo vật Quốc gia, Tháp Gốm men Chùa Trò Vĩnh Phúc, những phần chi tiết hoa văn đã bị mất và thất lạc trong quá trình khai quật thấy, đều đã được phục dựng lại bằng phiên bản gỗ chồng tỷ lệ 1 trên 1. và nhiều phiên bản nhỏ hơn làm quà tặng lưu niệm rất ý nghĩa với nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau như gốm sứ kết hợp với gỗ tự nhiên và các nguyên liệu khác, để Có thể trưng bày tại những lơi trang trọng nhất tạo điểm nhấn trong phong thủy và trang trí nội thất, vừa lan tỏa vừa tôn vinh những giá trị văn hóa, phật giáo có trong Bảo vật quý Tháp gốm Chùa Trò Vĩnh Phúc.
img-1561-1697588987.jpeg
Sản phẩm Tháp gốm men Chùa Trò Vĩnh Phúc được trưng bày tại một chương trình xúc tiến du lịch của Vĩnh Phúc

Đối với các cổ vật quý, Bảo vật quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, người ta có nhiều cách để mến mộ, nhiều người có điều kiện kinh tế có thể săn tìm để có thể được sở hữu những sản phẩm tinh hoa cổ xưa, nhưng cũng có rất nhiều người nghiên cứu tìm tòi cả đời, không mong sở hữu, chỉ mong muốn lưu giữ cho quê hương, cho làng nghề vốn tinh hoa của các cổ vật , Bảo vật, di tích. Ông Kiều Đức Thưởng là một người như vậy, xuất thân là một người thợ mộc sơn, được sinh ra tại làng nghề mộc truyền thống , Thủ Độ, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng lại có tình yêu sâu sắc với cổ vật và các di sản của người xưa đã dày công thực hiện, tình yêu đó đã thôi thúc ông tìm hiểu và nghiên cứu phục dựng được một số hiện vật bị thời gian làm hư hại không còn nguyên vẹn, làm thành sản phẩm lưu niệm tiêu biểu của địa phương theo nguyên mẫu Báu vật quốc gia, được khách hàng gần xa ưa chuộng, nhất là du khách ngoại tỉnh và quốc tế khi đến Vĩnh Phúc. Những năm qua, chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa đã kịp thời cứu được nhiều cổ vật tuy nhiên sự ồ ạt của các phong trào này cũng có những mặt trái mà đáng tiếc hơn cả là hiện tượng tu bổ làm hỏng cổ vật, nhiều di tích mất đi giá trị vốn có cổ vật càng sửa càng mất đi vẻ đẹp cổ kính mà không ai ngoài thời gian mới tạo nên được, phục dựng thế nào để đem lại giá trị nhiều hơn, vừa tái tạo lại nguyên trạng, truyền tải thông tin đến mọi người một cách rõ ràng đầy đủ, mà không làm ảnh hưởng đến bản thân chi tiết nguyên bản của cổ vật, là câu hỏi cho giới phục chế của vật và những người làm nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta.

Một quốc gia muốn chứng minh mình là một quốc gia, thì ít nhất trong nền văn hiến của mình phải có văn hóa. Văn hóa của chúng ta cần phải có bằng chứng xác thực, bằng những vật chứng, vật chứng thì chắc chắn phải là những cổ vật của đất nước của dân tộc đó đã có để lại và còn tồn tại. Vĩnh Phúc hiện nay có Bảo vật quốc gia, Tháp men gốm Chùa Trò, Di tích quốc gia đặc biệt Tháp gốm Bình Sơn…là một trong nhưng cổ vật tiêu biểu, là vật chứng nói nên rất nhiều nét văn hóa, nghề truyền thống.. của một thời kỳ lịch sử dân tộc.  

Những cổ vật đó trải qua thời gian, rêu phong và phong hóa cho ta thấy rõ nó có tuổi đời đã rất lâu. Khi một cổ vật có tuổi càng lâu. Cổ vật đó chính là minh chứng niên đại của một quốc gia dân tộc. Cổ vật của chúng ta càng xưa, càng xa, thì tuổi của quốc gia của chúng ta lại càng cổ, càng lâu đời. Vì vậy là một công dân, một người thợ… mình cần phải có nghĩa vụ bảo vệ, tôn tạo, phục dựng những cổ vật đó, để quảng bá tuyên truyền, làm bằng chứng xác thực để chứng minh là đất nước của chúng ta đã được hình thành xây dựng, đã được ông cha chúng  xây đắp hình thành từ bao giờ. Việc phục dựng những cổ vật quý hiếm, thành nhiều những bản sao mang tính biểu tượng, với nhiều kích cỡ tỷ lệ và nguyên liệu khác nhau ( trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng lưu niệm). Nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền và lan tỏa những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, nghề truyền thống, và hơn thế nữa là giá trị thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa của một quốc gia dân tộc, tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Ông Kiều Đức Thưởng với niềm đam mê những vẻ đẹp cổ xưa, đã giúp ông gắn bó với sắc màu đậm nhạt, của Sơn, của gỗ, với mùi hăng hắc trong mỗi loại nguyên vật liệu, mùi thơm thoang thoảng của các loại gỗ… và từ đó trải qua thời gian hơn 30 năm làm nghề, tình yêu nghề đã tạo nên cái duyên nợ với những cổ vật. Tháp men gốm Chùa trò Vĩnh Phúc, Tháp Bình Sơn .. để rồi ngày nay ông đã cùng với những người thợ lành nghề tại làng nghề Thủ Độ và Cty Hải Âu,miệt mài với những hình ảnh hiện vật, Bảo vật, di sản của tỉnh nhà, với Quyết tâm sẽ phục dựng và tái hiện lại nguyên mẫu những cổ vật, thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc mang trong đó nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử của Vĩnh Phúc nói giêng và Việt Nam nói chung.

Nghề mộc, nghề gốm truyền thống ở nước ta thực tế luôn gắn niền với suốt chiều dài phát triển của dân tộc Việt, trong quá trình làm nghề, phục dựng và tái hiện lại các cổ vật, ông Kiều Đức Thưởng luôn tìm hiểu về quá khứ của các hiện vật khảo cổ hiếm hoi đã có từ khi buổi đầu dựng nước hiện nay còn lưu giữ được và bản thân ông không ngừng học hỏi từ những thế hệ đi trước trong làng nghề. Càng theo nghề ông Kiều Đức Thưởng càng thấy việc bảo tồn di sản văn hóa và lan tỏa nó thông qua hình thức phục dựng và tái hiện lại cổ vật quý hiếm, thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nó là một trách nhiệm không chỉ là của mỗi công dân nên ông quyết định đi sâu tìm hiểu, phát triển nghề truyền thống này.
 
​Mỗi một quốc gia đan tộc đều có những sản phẩm tinh hoa cổ vật riêng, có thể còn là biểu tượng của một đất nước, là một người có nhiều đam mê nghề nghiệp, Ông Kiều Đức Thưởng luôn muốn hiểu sâu nền văn hóa của đất nước mình và tìm ra những cái giá trị mà cha ông đã dày công xây dựng phát triển trong suốt quá trình lịch sử.  
 
Thực tế cho thấy Dự án phục chế và phục dựng lại Tháp men gốm Chùa trò và Tháp Gốm Bình Sơn…của ông Kiều Đức Thưởng thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Nó cho chúng ta thấy rõ giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của người Việt trong cả một quá trình lịch sử văn hóa, thông qua những đường nét hoa văn, chất lượng của sản phẩm gốm men sưa có trong Bảo tháp gốm men Chùa Trò, đã góp  phần khẳng định rất cụ thể tinh hoa nghề gốm của người Việt xưa đã đạt đến một trình độ và đỉnh cao về tay nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
 
Theo quan niệm của ông Kiều Đức Thưởng khi đã tâm huyết theo nghề truyền thống của Làng nghề và gia đình. Khi phục chế, phục dựng bất kể một cổ vật, hay di sản nào. thì bản thân cần trau rồi ba yếu tố, nghệ thuật, tâm linh và khoa học các công trình, cổ vật đều là những tác phẩm nghệ thuật tác phẩm lịch sử văn hóa cổ xưa vì vậy người phục chế tái hiện lại thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không những phải hiểu được vẻ đẹp chiều sâu tư tưởng của hiện vật để phục dựng lại vẻ đẹp đó mà còn phải tái tạo cả linh hồn và phần quá khứ xa xưa mà chúng lưu giữ.
                                     Theo:  vanhoavaphattrien.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.476.440
Tổng truy cập: