DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(29)- Huyện Gia Lâm: Bảo tồn, phát triển nghề dát vàng, bạc, quỳ xã Kiêu Kỵ
(Ngày đăng: 17/10/2023   Lượt xem: 124)

Sau nhiều năm phấn đấu, nghề dát vàng, bạc, quỳ xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Xã Kiêu Kỵ cũng đã xây dựng thành công nông thôn mới (NTM) nâng cao, làm tiền đề cho việc thành lập phường khi Gia Lâm lên quận.

Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm đón Bằng chứng nhận nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm đón Bằng chứng nhận nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng nghề độc nhất vô nhị

Kiêu Kỵ là làng nghề truyền thống thuộc đất Đông Ngàn - Kinh Bắc xưa, nay thuộc huyện Gia Lâm, là làng duy nhất ở Việt Nam chuyên làm dát vàng, bạc, quỳ. Theo sử sách ghi lại, nghề quỳ, vàng, bạc xuất hiện ở Kiêu Kỵ từ hơn 300 năm trước, dưới thời hậu Lê.

Thuở ấy, ông Nguyễn Quý Trị, người làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (tỉnh Hải Dương) đỗ Tiến sĩ vào năm Quý Mùi, thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), làm quan đến chức Binh bộ Tả Thị lang - Hàn lâm Viện trực học sĩ. Ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và học được nghề làm vàng bạc sơn, thiếp lên hoành phi câu đối. Khi về nước, ông truyền lại nghề này cho dân làng Kiêu Kỵ. Để tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã suy tôn ông là tổ nghề và lấy ngày ông ra đi làm ngày cúng giỗ Tổ nghề hằng năm...

Vinh dự và tự hào cho làng nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ, ngày 9/3/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chứng nhận nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Cũng trong năm 2021, TP Hà Nội đã quyết định đặt tên đường làng Kiêu Kỵ mang tên Tổ nghề Nguyễn Quý Trị.

Phát huy giá trị di sản

Những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xã Kiêu Kỵ đã được đầu tư hơn 340 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có hơn 54 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của xã có nhiều thay đổi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu di tích lịch sử, trường học, hệ thống chiếu sáng, giao thông... được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng đồng bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Với những thành tích đã đạt được, năm 2022, xã Kiêu Kỵ vinh dự được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Sản phẩm dát vàng của làng nghề xã Kiêu Kỵ.

Sản phẩm dát vàng của làng nghề xã Kiêu Kỵ.

Ngoài ra, xã Kiêu Kỵ có 8/20 di tích đình, đền, chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và TP. Trong đó, đình, đền Kiêu Kỵ là di tích kiến trúc cổ, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử. Trải qua những thăng trầm, biến động, ngày nay đình, đền Kiêu Kỵ vẫn bảo tồn được khối kiến trúc có giá trị văn hóa cao. Năm 1996, cụm di tích đình, đền, chùa Kiêu Kỵ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. 

Nhằm kịp thời tu bổ, tôn tạo để phát huy giá trị của di tích, ngày 6/4/2022, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành quyết định đầu tư xây dựng công trình “Tu bổ, tôn tạo cụm di tích đình, đền xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm” với tổng mức đầu tư hơn 34,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hơn 30 tỷ đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa.

Công trình hoàn thành sau 24 tháng thi công. Ngày 12/10/2023, nhân dịp khánh thành công trình đình, đền Kiêu Kỵ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Kiêu Kỵ đã vinh dự đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; chứng nhận nghề dát quỳ, vàng, bạc Kiêu Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Sản phẩm dát vàng của làng nghề xã Kiêu Kỵ.

Sản phẩm dát vàng của làng nghề xã Kiêu Kỵ.

Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt đã biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Kiêu Kỵ đã đạt được, đồng thời đề nghị xã tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; củng cố các tiêu chí thành lập phường.

Chủ động tham gia, đóng góp ý kiến để thực hiện tốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn huyện theo Nghị quyết 35NQ/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tiếp tục phát huy sức mạnh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ chung của địa phương.

                                           Theo:  kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.476.155
Tổng truy cập: