DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(29)-Hồi sinh bản sắc lễ hội trên đường phố Hà Nội
(Ngày đăng: 06/06/2023   Lượt xem: 111)

Là địa phương có số lượng lễ hội nhiều nhất với 1.206 lễ hội trên cả nước, những năm qua, hoạt động lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội được khôi phục và phát triển đúng hướng. Nhiều lễ hội trăm năm, nghìn năm tuổi trên mảnh đất kinh kỳ đã hồi sinh trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống đương đại.

Rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh M.Miên
Rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh M.Miên
Sau 70 năm gián đoạn việc thực hành tín ngưỡng, lễ hội chùa Láng 2023 phục dựng nhiều nghi thức cổ truyền đã khai hội vào tháng 4/2023. Tại lễ hội tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa “độc nhất vô nhị” của người dân vùng kẻ Láng xưa. Từ đám rước lâu đời, tục “độ hà” - thể hiện đạo hiếu đến nghi thức “đấu thần” - hội trận “đấu pháo” duy nhất trong kho tàng lễ hội Việt Nam, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên với tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa tiếng đồng hồ đã tạo nên một không gian lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa.

Trong hành trình văn hóa tín ngưỡng, mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428 - 2023). Ngoài hình ảnh lễ dâng hương, rước kiệu truyền thống, lễ hội còn thực hiện một chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc giúp người dân và du khách kết nối với lịch sử và di sản nghìn năm của Hà Nội.

Cùng với đó là hoạt động giới thiệu tranh dân gian Hàng Trống tại đình Nam Hương, biểu diễn võ thuật dân tộc, biểu diễn thư pháp và trình diễn nặn tò he. Đặc biệt chương trình thi đấu cờ người xuống phố đã thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân và du khách.

Thời gian qua, thực hiện mục tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng và giữ gìn. Trong nội thành Hà Nội phải kể đến như lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội 5 làng Mọc, lễ hội chùa Láng… Các lễ hội ngoại thành gồm có lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội chùa Hương, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh,…

Trong đó, lễ hội Cổ Loa với việc đưa không gian lễ hội trò chơi bắn nỏ, gợi nhớ câu chuyện nỏ thần thời An Dương Vương dựng thành, chống giặc. Những câu chuyện từ trang sử bước xuống đời sống hiện đại dung dị, gần gũi.

Tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ Hà Nội đã phục dựng và ra mắt công chúng nhiều nghi lễ truyền thống đã từng hiện diện trên đất Thăng Long -Hà Nội, nghi lễ Chính Đán, nghi lễ Tiến Xuân ngưu, lễ hội đèn Quảng Chiếu.

Từ việc phục hưng lễ hội cổ truyền, không chỉ là giữ gìn, bảo tồn giá trị di sản văn hóa, còn góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Qua đó, phát huy tiềm năng lễ hội trong phát triển công nghiệp văn hóa từ du lịch di sản ở địa phương.

                                    Theo:  phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.495.703
Tổng truy cập: