DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Làng cổ Đường Lâm nỗ lực thu hút du khách
(Ngày đăng: 09/04/2023   Lượt xem: 101)

Xác định phát triển du lịch là mục tiêu mũi nhọn, nhiều năm qua, Hà Nội đã rất nỗ lực để phát triển du lịch, bảo tồn và tôn tạo nhà cổ, học hỏi cách làm các sản phẩm du lịch, bước đầu đã có nhiều hộ triển khai dịch vụ du lịch, thu hút du khách.

Làng cổ Đường Lâm là một trong những ngôi làng có truyền thống lịch sử lâu đời. Đường Lâm còn là nơi gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với nhiều ngôi nhà và công trình kiến trúc cổ có giá trị hàng trăm năm.

Cấu trúc của làng lại có những nét đặc trưng riêng như các thôn ở trung tâm nằm liền kề nhau, ranh giới quy ước giữa các thôn thường là các con đường bao thôn, giếng nước hay đền miếu, không có sự phân chia khép kín bởi những lũy tre hay cánh đồng. Đây chính là các giá trị văn hóa cơ bản, đem lại hơi thở cho "di sản sống" Đường Lâm.

Hiện nay, lượng khách du lịch đến Đường Lâm khá đông và đa dạng, ngoài các đoàn khách nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử... thì hàng năm rất đông khách trong nước và quốc tế tham quan tìm hiểu văn hóa vùng miền, trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương.

lang co duong lam no luc thu hut du khach hinh 1

Một trong những ngôi nhà truyền thống tại làng cổ Đường Lâm.

Xác định phát triển du lịch là mục tiêu mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, trong những năm qua, thị xã Sơn Tây đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ. Tổ chức các lớp tập huấn về thực hiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm, phát triển du lịch cho các hộ dân tại di tích, quản lý trật tự xây dựng, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn cho đội ngũ nhân lực làm công tác du lịch trên địa bàn.

Ngoài ra, thị xã cũng phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Nội và các công ty lữ hành tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người dân tại làng cổ về cách làm các sản phẩm du lịch phục vụ du khách, triển khai mô hình dịch vụ, du lịch Homestay tới các gia đình có nhà cổ, bước đầu đã có nhiều hộ triển khai dịch vụ du lịch, có thu nhập ổn định.

Thực hiện triển khai đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sinh kế cho người dân, thị xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ tại làng cổ ở Đường Lâm, khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch nhằm khai thác hiệu quả các giá trị của di tích Làng cổ ở Đường Lâm.

Ví dụ như triển khai một số dự án như: Bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, khoai lang, làm tương và các sản phẩm từ tương, các sản phẩm bánh kẹo truyền thống như: kẹo lạc, kẹo dồi...; xây dựng điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại khu vực cổng làng Mông phụ xã Đường Lâm. Tại khu vực này trưng bày và bán các sản phẩm làng nghề, đặc sản của thị xã Sơn Tây, điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại khu vực cổng làng Mông Phụ được vận hành và hoạt động hiệu quả góp phần thiết lập chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước phục vụ người dân; tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp và khách hàng; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ, phát triển sản phẩm tại thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, hiện nay thị xã cũng đang xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ người dân tại Đường Lâm phát triển sản xuất và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm tương, sản phẩm Bánh gai Đường Lâm để cung cấp cho nhân dân và du khách. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm vẫn còn những hạn chế chưa được khắc phục như đa số người dân tại di tích chưa được thụ hưởng và có lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch dẫn tới gặp khó khăn trong công tác tuyên truyền, chưa khuyến khích được ý thức tự bảo tồn và phát huy giá trị di tích của người dân.

Làng cổ Đường Lâm mang tính đặc thù là "một di tích sống" nên trong quá trình quản lý, bảo tồn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Để có thể tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, kiến nghị Thành phố chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu đô thị ST4 để Thị xã có cơ sở thực hiện đầu tư, quản lý và bảo tồn phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm.
                                        Theo: congluan.vn
Xem thêm:
>Cần ra tay gìn giữ để biến những di sản như Chùa Mía- Đường Lâm thành những tài sản có giá trị cho Hà Nôi và du lịch.


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.510.623
Tổng truy cập: