DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Kỳ 2: Cần bảo tồn nghệ thuật biểu diễn đàn bầu
(Ngày đăng: 29/11/2019   Lượt xem: 311)

 Là một cây đàn được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.

“Lắng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu, tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha...”, những thanh âm trầm bổng của cây đàn một dây này đã đi vào tâm thức của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.

ky 2 can bao ton nghe thuat bieu dien dan bau
Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh trình diễn đàn bầu trong Festival Âm nhạc mới Á. (Ảnh cắt từ clip)

Ðàn bầu là một trong những nhạc cụ tiêu biểu nhất của kho tàng nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có xuất xứ lâu đời từ dân gian, được nhiều thế hệ nghệ sĩ dày công cải tiến. Ðến nay, đàn bầu không chỉ độc tấu mà có thể hòa tấu cùng nhiều nhạc cụ khác, trình diễn trên sân khấu lớn; tiếp tục lan tỏa giá trị trong đời sống văn hóa nước nhà, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến và hâm mộ.

Trong số các nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam, đàn bầu là nhạc cụ thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều nhạc sĩ sáng tác và những người nghiên cứu, cải tiến nhạc cụ. Trong các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ du khách quốc tế, khách ngoại giao hoặc các sự kiện lớn trong nước cũng như chương trình của các nhóm, đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài, luôn có tiết mục đàn bầu. Tiếng đàn bầu đã gợi lên tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn con người bằng những âm thanh thánh thót, dạt dào, sâu lắng. Khi xa quê, nghe một tiếng đàn bầu, chúng ta như được về với quê hương; với bờ tre, gốc lúa, dòng sông, bến nước, con đò,…

Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh cho rằng: Nghệ thuật biểu diễn đàn bầu hiện nay là sự kế thừa và phát triển vốn cổ với những ngón đàn độc đáo của các thế hệ nghệ nhân. Nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu và sự kết hợp chặt chẽ về mặt kỹ thuật, nghệ thuật nhằm nâng cao khả năng tiềm tàng của cây đàn để tạo ra hiệu quả âm nhạc vừa dân tộc, vừa hiện đại, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống mới và hội nhập với thế giới.

Bởi vậy, cần có các dự án về bảo tồn âm nhạc truyền thống bằng cách mời những kỹ sư âm thanh giỏi cùng với các nghệ nhân làm đàn, các nghệ sĩ am hiểu về đàn bầu nghiên cứu về các nguyên lý của âm thanh, cách phát âm đặc biệt của đàn bầu để từ đó tìm ra một cây đàn giữ được âm sắc của đàn bầu truyền thống với âm lượng đảm bảo phục vụ cho đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật âm nhạc dân tộc.

Ngoài ra, phải có biện pháp khuyến khích người sáng tác các tác phẩm dành cho đàn bầu. Đặc biệt là những tác phẩm ngẫu hứng và ngẫu hứng trên cơ sở hòa thanh nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, cũng như tìm thêm được những kỹ thuật mới bổ sung cho khả năng diễn tấu của cây đàn thông qua các tác phẩm. Đây là một mảng hầu như còn để ngỏ.

Theo nghệ sĩ Hồ Hoài Anh, nên dạy song song hai cây đàn bầu mộc và đàn bầu điện trong hệ thống các trường âm nhạc, trước hết là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Khi chúng ta chưa có được một cây đàn bầu mới có âm sắc như đàn bầu cổ truyền thì nên đưa cả cây đàn bầu mộc vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp song song cùng cây đàn bầu điện bởi hai cách diễn tấu của hai cây đàn này có sự khác nhau.

Hiện nay, chỉ chú trọng cây đàn bầu điện mà chưa chú ý đến đàn bầu mộc, trong khi đàn bầu mộc mới là gốc rễ và độc đáo, là cây đàn thuần Việt nhất. Người học được học cả hai cây đàn sẽ hiểu về đàn bầu hơn, yêu đàn bầu hơn, đưa cây đàn đi xa hơn trong quá trình hòa nhập với thế giới.

Ở góc độ khác, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, các nhà quản lý văn hóa, các cơ quan, đơn vị nghệ thuật nên tổ chức nhiều cuộc liên hoan dành riêng cho đàn bầu, tạo nhiều điều kiện để những nghệ sĩ đàn bầu có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và đặc biệt, đông đảo khán giả có dịp được thưởng thức đàn bầu, để đàn bầu trường tồn với thời gian, xứng đáng là một món ăn tinh thần quý giá trong đời sống của người dân đất Việt.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Theo nghệ sĩ ưu tú Bùi Lệ Chi, Trưởng Bộ môn đàn bầu, Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, để đàn bầu trường tồn, bên cạnh việc công nhận đàn bầu xứng tầm di sản, cũng cần phải chú trọng vào công tác đào tạo. Bởi thực tế hiện nay, nhiều dòng nhạc du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ yêu thích, chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình như thực trạng đào tạo, biểu diễn…

Việc bảo tồn nhạc cụ truyền thống nói chung, trong đó có đàn bầu là một vấn đề mang tính cấp thiết, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Cùng với đó, để đàn bầu có thể hội nhập vào xu thế phát triển chung của xã hội, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho rằng, cần phải tập chung vào công tác sáng tác để đàn bầu có thêm nhiều tác phẩm mới. So với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu, ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu... “Giờ đây ngay các nhạc sĩ quốc tế cũng bắt đầu quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Hy vọng trong tương lai các nhạc sĩ Việt Nam sẽ chú ý dành tâm huyết nhiều hơn nữa với cây đàn bầu”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, đàn bầu được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu, nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là Di sản văn hoá cấp Quốc gia. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách nhằm khẳng định vị thế của cây đàn bầu trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dự kiến sẽ đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận đàn bầu là di sản văn hóa quốc gia, và tiến tới đề nghị UNESCO xem xét, công nhận là di sản thế giới. Trong những bước đi đầu tiên của kế hoạch xây dựng hồ sơ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã giao Viện Âm nhạc triển khai công tác chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bộ hồ sơ.
                                                                  Theo: laodongthudo.vn
>>Kỳ 1: Nhạc cụ thuần Việt độc đáo

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.457.664
Tổng truy cập: