Cần ra tay gìn giữ để biến những di sản như Chùa Mía- Đường Lâm thành những tài sản có giá trị cho Hà Nôi và du lịch.
Langnghevietnam.vn - Chùa Mía nằm trong khuôn viên làng cổ Đường Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km hướng Sơn Tây đi Cầu Trung Hà. Cuối năm thời tiết cũng se se lạnh làm cảnh sắc ở ngôi làng thêm gần gũi và ấm cúng. Chùa Mía tên hiệu là “Sùng Nghiêm Tự ”, nằm trên vùng đồi của làng Đông Xàng - xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây. Thế kỷ XVII, chùa bị hư hỏng, điêu tàn đổ nát. Năm 1632, Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Xàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn… các làng thuộc Tổng Mía cùng tôn tạo lại. Cung phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657) vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An).
Không gian bài trí trong ngôi Chùa này thật đẹp và cổ kính tĩnh lặng, nhưng sự xuống cấp đã thấy thể hiện rõ từ những cấu kiện chịu lực và trang trí của bộ khung gỗ đã xuống cấp đáng lo ngại. Rất nhiều tượng Phật trong chùa với nhiều tư thế trông thật sống động và đẹp đẽ với nét mặt phúc hậu và thân thiện gần gũi nhất là các bộ tượng La Hán.
Để biến di sản thành tài sản dành cho những thế hệ sau, khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến thăm Việt Nam và Hà Nội chiêm bái. Chúng tôi mong muốn Nhà nước và Ban Quản lý di tích Chùa Mía cần sớm có kế hoạch phục chế và trùng tu có trách nhiệm với di sản này đang bị thời gian ăn mòn. Nhà nước đang có những chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Trong khi đó Di sản chính là tài sản.Chúng ta không thể tạo mới được di sản đã có, cần có những sự chỉ đạo và giúp sức của Nhà nước cùng cộng đồng để bảo tồn và phát huy tốt những giá trị tài sản là các công trình trong quần thể di tích và các nhóm tượng tâm linh, nghệ thuật, văn hóa có giá trị cao đã được tôn tạo tại Chùa từ thế kỷ XVII.
Tư liệu ảnh về chùa Mía:
















Biên tập và ảnh: Đỗ Lê Nguyên
Tài liệu biên tập: bookin.vn