DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Gìn giữ tinh hoa đồ gỗ sơn son thếp vàng
(Ngày đăng: 09/08/2017   Lượt xem: 622)
Ghé thăm trưng bày “Nét vàng son” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tôi có cảm giác như đang bước vào một không gian thờ tự với những hiện vật rất đỗi thân thuộc như sập thờ, tượng phật, bình, lọ hoa, hoành phi câu đối…

Trong không gian khoảng 200m2 ấy, gần 100 hiện vật trước mắt tôi vừa lạ lại vừa quen. Khác với các lần trưng bày trước, ở “Nét vàng son”, các hiện vật không trưng bày đơn lẻ trong tủ kính mà được bày chật ngay ở không gian bên ngoài theo dạng tổ hợp. Trung tâm trưng bày tái hiện như một không gian nội thất của ngôi chùa truyền thống. Phía ngoài là bức tượng nghê, hình ảnh gần gũi với các đình đền miếu mạo, gần gũi với những làng quê. Một góc đơn giản nữa của trưng bày thể hiện một ban thờ tổ tiên rất quen thuộc ở các gia đình Việt. Hai bên là hoành phi câu đối và một số hiện vật khác có liên quan làm phong phú thêm cho không gian trưng bày.

Khách tham quan chiêm ngưỡng hiện vật tại trưng bày “Nét vàng son”. 
Đặc biệt, ở chính giữa trưng bày của tòa nhà Bát giác là kiệu Bát Cống, được làm bằng gỗ sơn thếp có từ thế kỷ 18. Kiệu Bát Cống là loại kiệu 8 người khiêng, được dùng để rước tượng thánh hoặc thần vị trong các hội làng nên còn được gọi là kiệu thần. Đây là loại kiệu phổ biến ở các làng quê Việt Nam, thường xuất hiện mỗi dịp làng mở hội. 65 hiện vật là những đồ gỗ sơn thếp, trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm lần đầu tiên được ra mắt, được giới thiệu tại “Nét vàng son” có niên đại thời Lê, Nguyễn (thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 20), giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng. Những hiện vật được trưng bày lần này khá phong phú và đa dạng về kiểu dáng, hoa văn trang trí với kỹ thuật chế tác riêng, được lựa chọn từ bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp đã được bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản trong nhiều năm qua. Những hiện vật được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, từ năm 1920 cho đến ngày nay. Với nét chạm khắc tinh xảo, sắc đỏ của sơn, ánh sáng của vàng cùng những đề tài trang trí sinh động mang ý nghĩa tốt lành, cao quý, đồ gỗ sơn thếp được gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng chốn cung đình hay nơi thờ tự trở thành những tác phẩm nghệ thuật, những vật quý giá, linh thiêng.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Trưởng phòng Trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của ông cha mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… Tuy nhiên, theo thời gian, việc bảo quản đồ gỗ sơn son thếp vàng là một bài toán nan giải đặt ra cấp bách cho những người làm công tác bảo tàng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ thất thường như ở Việt Nam.

Các chuyên gia làm công tác bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, ngoài việc bảo quản giá trị vật chất của hiện vật, họ đặc biệt quan tâm tới bảo quản giá trị phi vật thể của chúng. Ở làng nghề truyền thống hiện nay, ngay cả những nghệ nhân để đáp ứng nhu cầu của thị trường đã bỏ qua rất nhiều bước truyền thống, mặc dù ngày nay nguồn vật liệu rất dồi dào. Tuy nhiên, khi bắt tay vào tu sửa hiện vật, các chuyên gia bảo tàng đặc biệt lưu ý giữ nguyên các bước như truyền thống để làm sao cân bằng được bài toán giữa phát triển và bảo tồn nghề sơn son thếp vàng độc đáo của Việt Nam.

                                                                                     Theo: qdnd.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.471.413
Tổng truy cập: