DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo tồn, khôi phục nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống
(Ngày đăng: 11/07/2016   Lượt xem: 471)
Thêu, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng. Sản phẩm thổ cẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trang phục của phụ nữ người Mông, mà còn phục vụ những ngày lễ truyền thống của dân tộc Mông.


Phụ nữ dân tộc Mông thêu thổ cẩm. Ảnh: Hoa Quỳnh

Tuy nhiên, theo khảo sát của Ủy ban Dân tộc, nghề thêu, dệt thổ cẩm tại nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đang có xu hướng mai một, mất dần tính truyền thống. Do thêu, dệt thổ cẩm vốn chỉ mang tính phục vụ ngay bản thân hộ gia đình theo kiểu “tự sản, tự tiêu” là chính, cho nên việc dạy nghề chủ yếu theo kiểu truyền từ đời này qua đời khác, không có điều kiện nâng cao tay nghề và học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật mới. Nhiều chị em phụ nữ không nắm được các kỹ năng thêu, dệt đặc biệt của thêu, dệt thổ cẩm. Việc thiếu công cụ cũng làm hạn chế khả năng sáng tạo của người thợ. Nhiều phụ nữ Mông chỉ thêu được các miếng rời rạc, chưa tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, cho nên chất lượng không đồng đều, đồng nhất. Hơn nữa, do mẫu mã thiết kế cũ kỹ, lại thiếu sự liên kết giữa dệt thổ cẩm với tác nhân thị trường khác như các nhà thiết kế, công ty thương mại, quảng bá sản phẩm, cho nên việc phát triển thị trường, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn.

Vì vậy, chị em người dân tộc thiểu số nói chung và người Mông nói riêng mong muốn được đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị và nâng cao tay nghề, để có thể tạo ra các sản phẩm đẹp hơn, phù hợp nhu cầu của thị trường. Ngoài việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, việc phát triển sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm còn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, nâng cao vị thế của người phụ nữ dân tộc Mông.

Để đạt được mong muốn đó, ngoài sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân người dân, rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ về vốn, đào tạo nghề cũng như xây dựng mô hình, cơ chế thích hợp cho phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm nói riêng, cũng như tạo động lực cho phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.

                                                                                     Theo:Nhandan.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.517.000
Tổng truy cập: