DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm
(Ngày đăng: 06/04/2016   Lượt xem: 904)

Ở Huế, Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh, không chỉ nổi tiếng với việc giữ gìn, phát triền nghề thêu tay truyền thống mà còn lưu những cố vật xưa nay hiếm.

Ông Lê Văn Kinh (88 tuổi, trú số 82 đường Phan Đăng Lưu, TP. Huế) được xem là thợ thêu tranh bằng tay hàng đầu xứ Huế. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất kinh kỳ, ngay từ nhỏ ông Kinh được thân sinh mình là cụ Lê Văn Hỡi từng là một thợ thêu nổi tiếng, thêu áo bào cho vua Khải Định nhân 40 năm ngày sinh vua truyền dạy, tiếp nối và gây dựng nghề thêu truyền thống.

Suốt từ đó, đã gần 80 năm tâm huyết làm và dạy nghề cho dòng tranh thêu truyền thống, nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh đã làm nên thương hiệu tranh thêu Đức Thành nổi tiếng khắp nơi.

                 Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh.

Nói về cuộc đời và con đường bước vào tranh thêu, ông chia sẻ, từ nhỏ lúc đang còn đi học, khi về nhà những lúc nhàn rổi vẫn thường tập thêu tranh cùng cha mình. Tác phẩm đầu tay của ông là “Tùng Hạc” (hai con hạc đậu trên một nhánh tùng) được thực hiện khi ông mới chỉ 8 tuổi, sau 2 năm đã hoàn thành với những đường nét tinh xảo hiếm thấy, đến nay vẫn còn được lưu giữ tại nhà ông. Từ đó, nghề thêu như đã gắn với cuộc đời ông.

Sau khi cha ông qua đời, lúc đó ông chỉ đam mê và theo đuổi ngành Luật tại Đại học Luật, nhưng với sự động viên của anh em, bạn bè ông đã trở về một tay tiếp quản, gây dựng lại cửa hàng, phát triển nghề tranh thêu tay tiếng tăm nhất xứ Huế.

Không chỉ thêu tranh, ông còn là người truyền dạy nghề thêu tranh cho hàng trăm lứa học trò muốn theo nghiệp khắp cả nước, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… lúc ông còn đi làm tại công ty Ngoại thương.

Đến năm 1994, ông nghỉ hưu và trở lại với cửa hàng tranh thêu Đức Thành để phục hồi nghề truyền thống của gia đình và tìm người để truyền thụ những kỹ năng đặc sắc mà ông đã chắt lọc được.

  Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm - Ảnh 2

Nghệ nhân Lê Văn Kinh và bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng"

Đặc biệt hơn, với niềm đam mê nghệ thuật tranh thêu đến lạ lùng, cùng với đôi bàn tay tài hoa hàng đầu xứ Huế, ông đã dồn hết công sức, niềm đam mê của mình vào bộ tranh thêu bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền Sư bằng 20 ngôn ngữ khác nhau trong suốt 10 năm ròng rã.

Với thành quả này, cuối năm 2011, ông đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietking) trao chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011 Nghệ nhân có bộ tranh thêu độc nhất vô nhị này.

Ông luôn trăn trở với nghề mà ông đã tâm huyết suốt cả cuộc đời. “Mong sao đứa con trai tôi sau khi nối nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nghề tranh thêu này, để lưu giữ cái nghề truyền thống của gia đình và nét đặc sắc của tranh thêu xứ Huế” ông Kinh bộc bạch.

Không chỉ nổi tiếng với cái tài thiên bẩm thêu tranh bằng tay của mình, ông Kinh còn được biết đến là người lưu giữ nhiều món cổ vật vô giá, những món đồ gia bảo “có một không hai” được ông ngoại và gia đình ông để lại mà biết bao người muốn chiêm ngưỡng sở hữu.

  Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm - Ảnh 3

Bộ ấm trà Mạnh Thần có tuổi đời hơn 500 năm.

Được biết, ông ngoại của ông là cụ Nguyễn Văn Giáo - từng làm Tham tri Bộ Lễ dưới triều Nguyễn, lúc làm quan luôn có sở thích sưu tầm những đồ vật quý, nên những lần đi sứ Trung Quốc và nhiều lần vua ban vì có công trạng cho triều đình. Mỗi lần như vậy, ông đều mang về những món báu vật quý giá.

Sau này, lúc cha và ông ngoại mất, nghệ nhân Lê Văn Kinh được tiếp quản những món đồ gia bảo đó.

Trong bộ sưu tập các cổ vật của ông, trước hết phải kể đến những bộ ấm chén dùng để uống trà, tiếp đến là chiếc nghiên mực bằng “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen, rồi cành cây “Kim chi ngọc diệp” (cành vàng lá ngọc). Những bộ đồ kể trên đều có tuổi đời hàng trăm năm.

Theo ông Kinh, chiếc ấm đất nung đề hiệu Mạnh Thần cùng dòng chữ “Hà hoa mãn trì đường” (tức hoa sen mọc đầy bờ ao) với sự tinh tế trong từng chi tiết và bộ phận, được xem là báu vật nổi tiếng vì tuổi đời của nó cũng đã hơn 500 năm.

Kèm theo ấm là bộ chén “nhất tống tứ quân” - một chén lớn và ba chén nhỏ dùng trà thời xưa. Cùng với đó là những dụng cụ pha trà đặc biệt như : một cây đũa ngà voi dài, một bình hoa nhỏ đế gỗ, một hũ đựng trà, một cù lao đồng thau có phần lõi ruột để than hầm đảm bảo độ nóng nước pha trà, chiếc khay gỗ nhỏ…

Bộ ấm chén này là món quà gắn bó với ông ngoại của ông Kinh lúc còn đương chức.

  Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm - Ảnh 4

Cây "Kim chi ngọc diệp" mà ông Kinh đang sở hữu.

Không chỉ có bộ ấm trà quý giá, ông Lê Văn Kinh còn sở hữu cây “Kim chi ngọc diệp” (lá ngọc cành vàng) còn khá nguyên vẹn. Đó là một dáng cây cổ thụ thu nhỏ, cao chừng 30cm, trên cây có đủ những lá ngọc bích, hột xoàn, cẩm thạch mã não và những sợi chỉ kết nối đủ màu sắc rực rỡ thể hiện rõ nét quý phái và giàu sang.

Ngoài ra, còn phải kể đến chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen, cùng một thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun hay chiếc đĩa đựng thức ăn mà vua chúa thường dùng.

  Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm - Ảnh 5

Chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen.

Hoặc hai bình rượu nhỏ dưới thời vua Thiệu Trị, ngày xưa vua quan dùng để uống rượu vào mùa lạnh; chiếc khay đựng trầu cau khảm xà cừ hay những chiếc lư, chiếc ấm đun nước… tất cả đều chứa đựng nét đặc biệt của sự giàu sang, phú quý, qua hàng trăm năm trở thành những cổ vật quý giá.

  Lão nghệ nhân già và những báu vật cực hiếm - Ảnh 6

Một số cổ vật khác: chiếc ấm đun nước pha trà, những chiếc lư...

“Những món đồ này đã trở thành đồ gia bảo của gia đình tôi qua bao đời. Vì vậy, tôi sẽ để lại cho đứa con trai tôi để lưu giữ cẩn thận những kỷ vật đó ”, ông Kinh chia sẻ về tương lai những báu vật trên.

                                                                                    Theo nguoiduatin.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.516.507
Tổng truy cập: