DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Hoành Sơn "đệ nhất" điêu khắc gỗ
(Ngày đăng: 09/01/2016   Lượt xem: 1080)

Được xây dựng khoảng năm 1763 bên dòng sông Lam thơ mộng, Đình Hoành Sơn nổi danh bởi có nhiều chạm khắc trang trí trên gỗ biểu đạt nội dung phong phú và tính thẩm mỹ “đệ nhất”…

Đình Hoành Sơn, nơi lưu giữ nghệ thuật điêu khắc gỗ đặc sắc.
Đình Hoành Sơn thuộc địa bàn xã Khánh Sơn (Nam Đàn) cách thành phố Vinh khoảng hơn 10km. 
Bước vào đình, đã thấy đầu các đường hoành được chạm lộng hình
Đình được xây dựng và hoàn thành năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (năm 1763). Đình thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, là người có nhiều đóng góp lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Nghệ An và quốc gia Đại Việt. Ngoài ra còn thờ Phật Thích ca Mâu Ni và “Tứ vị Thánh nương”. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào đình là những đường hoành được chạm hình "long vân" hết sức tinh xảo.

Bên trong đình, trên dầu hàng cột là tổ hợp các công trình nghệ thuật điêu khắc.
Đình Hoành Sơn có 8 vì, 7 gian với tổng số 32 cột gỗ lim tròn. Trong đó có 12 cột cái cao 5,75m, đường kính 0,45m và 20 cột quân cao gần 4m, đường kính 0,42m. Bên trong đình, trên dầu hàng cột là tổ hợp các công trình nghệ thuật điêu khắc.
Đình có hàng chục đường hoành nhưng ở mỗi đầu đường hoành là một công trình nghệ thuật điêu khắc khác biệt.
Rải đều trên 2 mái bằng gỗ lim tròn có 26 đường hoành và 42 đường xà. Ở mỗi đầu đường hoành là một công trình nghệ thuật điêu khắc khác biệt.
Những tổ hợp công trình nghệ thuật trên các đầu cột có những nội dung khác nhau, phượng đơn, bên hữu lại là phượng rậm hoặc bên tả thì long ẩn còn bên hữu thì long chầu nguyệt
Tổ hợp công trình nghệ thuật trên các đầu cột cũng mang những hình thái khác nhau và được chạm khắc tinh vi.
Phần lớntrên các giá chiêng, kẻ, con rường, con đấu và nghé kẻ…là “tứ linh”(long, ly, quy, phượng) và “tứ quý”(mai, điểu, tùng, lộc)
Như các ngôi đình cổ khác, các hoạ tiết trang trí ở Đình Hoành Sơn thiên về “tứ linh”(long, ly, quy, phượng) và “tứ quý” (mai, điểu, tùng, lộc). 
Nhưng đan xen trong đó, ở Đình Hoành Sơn có khá nhiều bức điêu khắc mang nội dung gắn với cuộc sống thường nhật, lễ hội, hoặc điển tích dân gian.
Nhưng đan xen trong đó, ở Đình Hoành Sơn có khá nhiều bức điêu khắc mang nội dung gắn với cuộc sống thường nhật, lễ hội, hoặc điển tích dân gian. 
Đua thuyền trên sông Lam là một bức điêu khắc điển hình.
Trong đó, có được các bức điêu khắc thể hiện cuộc sống, sinh hoạt và một số phong tục tập quán địa phương nói riêng cũng như xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII như cảnh đi nơm, chơi cờ người, chơi tu tiên, vinh quy bái tổ, đua thuyền. Trong ảnh: bức tranh điêu khắc điển hình tái hiện cảnh "Đua thuyền trên sông Lam".
Bức điêu khắc có điển tích
Bức điêu khắc độc đáo dựa trên điển tích "Sứ nhà Hán đi mời 4 cao sỹ".
Cần phải nói đến là nghệ thuật chạm lộng gỗ ở Đình Hoành Sơn.
Tác phẩm lộng đầu rồng tinh xảo.
Hay như đây, một bức chạm lộng
Một bức chạm lộng "Long vân".
Các nét chạm khắc tỉ mỉ công phu, vừa mềm mại tinh xảo, vừa khỏe khoắn khoáng đạt. Hoành tráng, đồ sộ và uy nghi,
Với sự đồ sộ, hoành tráng của hệ thống cột, hoành, xã và với các nét chạm khắc tỉ mỉ công phu tinh xảo, Đình Hoành Sơn xứng với danh hiệu Di lích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
Theo baonghean.vn.
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.520.407
Tổng truy cập: