DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Cầu Ngói-chùa Lương: Kiến trúc cầu cổ đẹp nhất Việt Nam.
(Ngày đăng: 06/01/2016   Lượt xem: 390)

Thuộc địa phận xã Hải Anh, huyện Hải Hậu (Nam Định), chùa Lương hay còn gọi là chùa Trăm Gian, tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515). Lịch sử của chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu.

Cầu Ngói cách chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu , tỉnh Nam Định) khoảng 100m và nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn liền với chùa thành một cụm di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương nên người dân quen gọi là cầu Ngói, chùa Lương (một trong mười cây cầu cổ của đất Quần Anh xưa). Cầu không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa của làng xã.

Kiến trúc độc đáo

Cầu Ngói của đất Quần Anh được hình thành từ khi người dân về đây mở đất dựng làng. Khi mà công cuộc khai hoang lấn biển của tổ tiên đã hoàn thành thì các cụ đã nghĩ ngay đến việc dựng cầu mở chợ, lúc đó làng đã ở thành sau, ruộng ở thành đối. Cầu khi đó được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh. Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu), vì ở gần chùa nên cầu được xây dựng to và đẹp hơn những cây cầu khác.

Lúc đầu cầu chỉ đơn giản một cọc, chưa có mái ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Nhưng đến thế kỷ XVII cầu được trùng tu, sủa chữa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Cuộc trùng tu lớn nhất là vào năm 1922 cầu được lợp ngói nhưng dù sao cũng giữ được nguyên cái nét cổ kính từ xa xưa để lại. Và kể từ đây cầu Ngói Quần Anh có tên trên bản đồ Việt Nam.

Nhìn tổng thể cây cầu giống như một ngôi nhà mái ngói nằm vắt mình qua sông. Phần trên là một tổ hợp mái ngói với đầy đủ hệ thống các kèo giống như cách thiết kế của một ngôi nhà truyền thống. Người thợ tài hoa xưa đã sáng tạo ra kỹ thuật nửa nợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp và tựa như con rồng đang bay.

Phần dưới là thành cầu và sàn cầu. Phần trên và dưới liên kết với nhau bằng hệ thống các cột tròn dựng dọc hai bên thành cầu và cổng xây ở hai đầu.

Cầu có cả thảy 9 gian được dựng chắc chắn trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Sàn cầu lam bằng gỗ lim, rộng 2m. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc. Toàn bộ cây cầu bên trên có mái che kín đáo nhưng bên dưới lại để nên vừa kín đáo nhưng cũng lại thông thoáng.

Tuy các mảng trạm khắc không nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các hàng soi, đường chỉ ở các vỉ kèo, các con bẩy, hàng xà ván bưng tạo hình con bướm, đầu con song tạo dáng lá đề. Nhưng cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền trên đất Quần Anh xưa.

Phần mộc của cầu ngói chùa Lương tuy chạm khắc không cầu kỳ nhưng thể hiện rất rõ kiến trúc thuần Việt. Đặc biệt là qua sự bố trí các hàng chân cột, các kết cấu vì kèo và cách ghép mộng gỗ… Phần nề cũng khá đặc biệt nhất là phần cổng ở hai đầu cầu. Cổng được xây dựng theo lối cửa vòm một lối, hai bên có hai hàng cột với đôi câu chữ Hán “Giáp ngạn mã đề nhân thượng hạng. Hoàng Giang hồng ảnh ngật Đông Tây” tức là trên cầu hàng ngày người và xe đi lại, bóng của cầu buổi sáng ngả về phía Đông buổi chiều ngả về phía Tây.

Phía trên vòm cổng có hình hai con nghê nâng một bức cuốn thư lớn trông vừa uy nghiêm, vừa quen thuộc.

Đồng hành theo thời gian

Ở Việt Nam còn rất nhiều công trình kiến trúc giao thông cổ xưa như cầu ngói Thanh Toàn ở Huế, cầu Chùa ở Hội An, nhưng cầu Ngói chùa Lương lại là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ân của những nghệ nhân tài hoa đất Quần Anh.

Trải qua hơn 400 năm tồn tại và nhiều lần sửa chữa, trùng tu nhưng cây cầu ngói chùa Lương vẫn tồn tại khá nguyên vẹn với những đường nét kiến trúc cổ kính và độc đáo mang nét đặc trưng của thời kì thế kỉ XVII-XVIII.

Ngày nay nhiều công trình giao thông mới đã và đang được xây dựng tuy nhiên cầu ngói chùa Lương vẫn dành đươc rất nhiều tình cảm của người dân đất Quần Anh.

Cầu ngói gắn liền với quà trình khai hoang lấn biển, là minh chứng cho thời kì phát triển hưng thịnh mà cũng rất đỗi yên bình của vùng đất Hải Hậu xưa.

                                                                                                          Theo ngaynay.vn.

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.520.571
Tổng truy cập: