DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Cầu và bia đá cổ Xuân Mai oằn mình kêu cứu
(Ngày đăng: 09/11/2015   Lượt xem: 517)
Cầu đá cổ Xuân Mai (còn gọi là cầu Hin) thuộc xã Xuân Mai, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, bắc qua suối Khằm Ngàn. Tuy không bề thế như các cây cầu khác, nhưng với nét kiến trúc độc đáo cùng lịch sử hình thành hàng trăm năm, cầu vẫn được ghi nhận là một di tích cổ có giá trị trong công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa của tỉnh Lạng Sơn.


Cây câu được tạo từ những khối đá xếp khéo léo.

Theo các cứ liệu lịch sử, cầu đá Xuân Mai khởi công xây dựng từ năm 1769 và hoàn thành vào năm 1770, được ghi nhận là cây cầu cổ nhất của tỉnh Lạng Sơn. Cây cầu đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Xưa kia, cầu có tên là cầu đá Dã Nham, là con đường giao thương buôn bán tiện lợi của người dân tổng Dã Nham, châu Văn Uyên. Nay xã Dã Nham đổi thành Xuân Mai, tên cầu cũng thay đổi từ đó.

Cầu có kiến trúc vô cùng độc đáo, gồm 2 trụ đầu và 1 trụ giữa. Trụ cầu được dựng bởi những khối đá lớn hình hộp chữ nhật xếp khít nhau (dài 90cm, rộng 60cm, dày 40cm), mặt cầu được ghép bởi 6 phiến đá lớn với diện tích khác nhau, mỗi nhịp gồm 3 phiến gác lên cả trụ đầu và trụ giữa. Tổng chiều dài của cầu là 6m, rộng 2,5m, gồm 2 nhịp, bằng phẳng và vững chãi.


Cầu đá - bia đá Xuân Mai được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Nhằm ghi lại lịch sử cũng như công lao của việc dựng cầu, năm 1771, bia cầu đá được dựng cách cầu khoảng 50m về phía Nam. Bia là một khối đá được chạm thành hai phần, phần thân cao 1,2m, rộng gần 50cm, có khắc chữ Hán Nôm ở hai mặt; phần chóp cao 60cm có dạng hình tháp cân, trên đỉnh có gắn một búp sen. Tấm bia này mới được phát hiện vào năm 2000 và được xây thành nhà bia với lối kiến trúc chùa Việt.

Nan giải vấn đề bảo tồn

Sau hàng trăm năm tồn tại, cầu đá và bia đá cổ Xuân Mai đã bị hư hỏng nặng. Do nằm trên con đường độc đạo dẫn vào thôn Khòn Đon, cầu đá bị quá tải dẫn đến xô lệch trụ cầu, mặt cầu nứt vỡ. Chính quyền và người dân địa phương đã tiến hành pháp tu sửa, nhưng vì muốn giữ lại kiến trúc cổ xưa của cầu nên đã dựng một cây cầu mới nằm bên cạnh, bảo đảm cho việc đi lại.


Cây cầu mới được xây dựng bên cạnh cầu cũ vào tháng 10/2014.

Bia cầu đá cũng không tránh khỏi sự xuống cấp trầm trọng. Vì nhà bia nằm giữa cánh đồng, không được trong coi thường xuyên nên người dân thường lấy đó làm chốn nghỉ chân, và một bộ phận - phần lớn là thanh niên, học sinh - do ý thức kém đã xả rác và khắc chữ đầy lên mặt bia.


Bản dịch bài ký bia cầu đá từ chữ Hán Nôm bị viết chữ chi chít.


Nhà bia bị đập phá, bên trong cỏ mọc um tùm.

Bà Sầm Thị Hợi - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Mai cho biết: “Trước đây, chính quyền địa phương đã cho xây dựng khu nhà bia để bảo vệ tấm bia đá, nhưng nhiều người không có ý thức bảo vệ, khiến nhà bia nhanh chóng hư hỏng”.

Hiện tại, chính quyền xã vẫn đang cố gắng tu bổ, sửa chữa di tích cầu đá - bia đá. Tuy nhiên những nỗ lực này sẽ chỉ đem lại kết quả khi người dân có ý thức bảo vệ và giữ gìn, tránh tình trạng “kẻ làm, người phá”.

                                                                                                         Theo: baoxaydung.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.518.370
Tổng truy cập: