DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Gốm cổ "sống dở, chết dở"
(Ngày đăng: 06/07/2015   Lượt xem: 757)
Một làng gốm có từ ngàn đời của đồng bào người M' Nông R'lăm trên dải cao nguyên đất đỏ. Nhưng đến nay, ngọn lửa đã tàn lụi ở buôn Dơng Băk, xã Yang Tao, H. Lăk (Đắc Lắc) và chờ được nhen nhóm...

Buôn Dơng Băk nằm ngay trung tâm xã Yang Tao, hỏi thăm về làng nghề, dân địa phương xác nhận vùng đất này là cái nôi của gốm cổ nhưng thật buồn vì đến nay cả buôn chỉ còn sót lại 3 người biết làm gốm. Nghệ nhân H' Phiết Uông (1951) người cùng buôn gọi là Amí (mẹ) Yo Khoanh là người cao tuổi nhất trong 3 người biết làm gốm. Chúng tôi tìm đến nhà nhưng Yo Khoanh đã vào rẫy, các con bảo rằng làm gốm thất thường lắm, có ai đặt mới làm. Không có người mua, phải vào rừng tra cái hạt để kiếm ăn, nếu không thì đói triền miên. Vật dụng thường ngày được làm bằng gốm chất ở xó nhà, chờ người đến lấy. Cô con gái út của bà là H' Yun Uông nằm trong danh sách 12 người trẻ được tuyển lựa để học nghề gốm. Nhưng được vài hôm thì bỏ dở khóa học, cô bảo rằng cái nghề này đòi hỏi sự khéo léo và cần mẫn. Điều này thì có thể cố gắng, nhưng căn bản là sản phẩm làm ra không biết bán đi đâu và ngày công quá thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống. Vì vậy phải đi nương, lên rẫy đều đặn, họa may mới kiếm được ngày ba bữa cơm.

Chị H' Huyền Bhok bên sản phẩm gốm mình làm ra.

H' Yun Uông nói, nghe đâu rằng nay mai H. Lăk sẽ mở một địa điểm du lịch, khi đó cô và mẹ cô là bà H' Phiết Uông được mời sang đó để làm việc, trình diễn kỹ năng làm gốm sứ có từ ngàn đời của người M'Nông R'lăm cho mọi người xem. Nhưng, cô cũng chẳng biết đến bao giờ "giấc mơ" ấy mới thành hiện thực.

Câu chuyện của người thứ hai biết làm gốm ở Dơng Băk mang nét khởi sắc hơn. Chị H' Huyền Bhok (1975) vào nghề từ lúc 12 tuổi đến nay đã nhiều năm trong nghề. Dẫu biết rằng đây là công việc không mang lại thu nhập ổn định nhưng chị vẫn cố công lưu giữ vì tổ tiên bao đời đã "kinh" qua cái nghề này. Chị tâm sự: "Nếu làm chuyên nghiệp thì tốt quá, vừa có thu nhập, lại giữ gìn được làng nghề. Nhưng không dễ à, có đơn đặt hàng của Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc hay các hộ dân xung quanh thì làm. Năm thì mười họa mới có, thời gian còn lại phải vác cuốc lên nương".

Cả làng gốm Dơng Băk giờ chỉ còn sót lại 3 người biết làm.

Nghề gốm của người M'Nông R'lăm trên cao nguyên này khác nhiều so với miệt đồng bằng, đó là chỉ dựa vào đôi tay khéo léo nhào nặn, không sử dụng công cụ hỗ trợ như bàn quay, đất sét nguyên không pha chế, nung lộ thiên bằng củi trong vòng 30 phút, lên men bằng trấu, dùng que tre để khắc họa hoa văn. Vì nét độc đáo trong cách làm này mà sản phẩm gốm buôn Dơng Băk rất khác biệt. Chị H' Huyền Bhok cười: "Đôi tay làm nương rẫy càng ngày càng chai xạm, thô ráp... không còn khéo léo nữa".

Một thời, nhà nhà làm gốm, người người làm gốm đã tàn lụi trong ký ức. Khoảng sân trước nhà là nơi để nung gốm giờ không còn được nhen nhóm nữa, thay vào đó là cuốc xẻng, xe cộ, máy móc nằm ngổn ngang. Phó Chủ tịch UBND xã Yang Tao, Y Khương H'Long mong mỏi nghề gốm sống lại ở Dơng Băk và hơn hết sự quan tâm của các ban ngành để lưu giữ một nét văn hóa đặc sắc.

                                                                                             Theo: cadn.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.471.374
Tổng truy cập: