DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
(Ngày đăng: 05/01/2015   Lượt xem: 667)
GS Hoàng Chương và các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng).

Ðiểm nổi bật trong năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam là thực hiện có hiệu quả giai đoạn một công trình cấp Bộ về đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi trong đời sống hôm nay", hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hàng loạt hoạt động mang tính lý luận và thực tiễn được triển khai với hàng chục hội nghị, hội thảo, thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các học giả trên các lĩnh vực văn hóa, văn học - nghệ thuật.

Bên cạnh đó là các hội thảo về một số danh nhân văn hóa, lịch sử, tiêu biểu là các hội thảo: Thủ tướng Phạm Văn Ðồng với văn hóa dân tộc; kỷ niệm 100 năm GS, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc; tọa đàm khoa học âm nhạc và thơ ca với chiến thắng Ðiện Biên Phủ; tọa đàm thơ về Hoàng Sa - Trường Sa... Trung tâm cũng phối hợp các bộ, ngành tổ chức tôn vinh, trao giải thưởng văn hóa doanh nhân, làm công tác xã hội, từ thiện; phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chỉ đạo và trực tiếp thực hiện dự án Sân khấu học đường ở ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Bên cạnh việc phát động sáng tác về văn hóa giao thông, Trung tâm đã tổ chức sôi nổi hoạt động văn hóa giao thông, đưa Ðề án Văn hóa giao thông đi vào cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Một số tiểu phẩm hài về văn hóa giao thông đã được phát nhiều lần trên các kênh truyền hình VTV1, ANTV, VOV được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và đông đảo người xem đánh giá cao. Trung tâm cũng đã phát động cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc thu hút hàng nghìn học sinh tham gia về đề tài thực hiện an toàn giao thông và in hàng nghìn đĩa hình gửi cho các địa phương nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân.

Bước vào năm mới 2015, Trung tâm đã có kế hoạch chuẩn bị cho nhiều hoạt động, trong đó có các hội thảo lớn bàn về sự ra đời chữ Quốc ngữ, thảo luận về văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại, tọa đàm về văn hóa y đức Việt Nam, hội thảo và Liên hoan tuồng 170 năm danh nhân Ðào Tấn. Trung tâm sẽ hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu Âm nhạc dân tộc tiến hành một số cuộc hội thảo về âm nhạc dân tộc và các chương trình nghệ thuật; tuyên truyền về biển đảo quê hương; thực hiện Ðề án "Văn hóa nông thôn góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới"...

Hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập trung tâm, ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã và đang có những đổi mới trong điều hành, quản lý, phát huy tính sáng tạo và năng động của các thành viên với mục tiêu cuối cùng là tập hợp và huy động được sự tham gia của đông đảo giới nghiên cứu văn hóa và văn nghệ sĩ vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

                                                                      Theo : nhandan.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.518.759
Tổng truy cập: