DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Xót xa cảnh di tích đang dần thành... phế tích
(Ngày đăng: 05/01/2015   Lượt xem: 391)
Đình làng Hưởng Phước - Di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố ở (xã Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng) đang rơi vào cảnh “công nhận rồi để đó”. Việc thiếu đầu tư tôn tạo và tác động của thời tiết làm cho di tích này đang dần trở thành phế tích.

Tan nát di tích

Đình làng Hưởng Phước được xây dựng vào năm 1895. Theo dân làng Hưởng Phước, đình là nơi diễn ra các cuộc hội họp, gặp gỡ các chí sĩ yêu nước và các đồng chí hoạt động cách mạng ở địa phương trong nhiều thời điểm lịch sử. Ngôi đình này đã từng nhận được 15 sắc phong của các triều Vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định… ban tặng.

Tháng 7.2011, đình làng Hưởng Phước được UBND TP.Đà Nẵng ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp thành phố.


Đình làng Hưởng Phước giờ chỉ còn sườn gỗ mục.      

 Tuy nhiên, bây giờ khi đến thăm di tích này, nhiều người không tránh khỏi tâm trạng buồn và xót xa khi thấy cỏ mọc um tùm, mái đình mục nát, cột đình xiêu vẹo, gạch đá vỡ lăn lóc ngổn ngang. Đình được xây trên khu đất 361m2, diện tích xây dựng 64m2, mặt chính quay về hướng tây. Kiến trúc đình theo lối nhà rường 3 gian 2 chái, gồm hệ thống 8 cột cái, 10 cột quân với kết cấu xuyên, tích, kèo hoàn toàn bằng gỗ quý được chạm trổ tinh xảo. Hậu tẩm có diện tích 4m2 nhưng hiện nay đã đổ sập hoàn toàn, tường phía sau đình cũng đã đổ nát. Mái đình lợp ngói âm dương, trên nóc có trang trí "lưỡng long chầu nguyệt" và các phù điêu long, phượng cũng đã sập gãy hoàn toàn.

Nhiều cấu kiện khác của đình hiện nay cũng đã mục ruỗng. Di vật tiêu biểu trong đình còn lưu giữ được gồm 4 bức hoành phi bằng gỗ từ thời các vị Vua Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại, hương án từ thời Thành Thái được chạm trổ hình tứ linh, tứ liễu rất tinh xảo... Đình đã trải qua 3 lần tôn tạo (lần gần nhất là năm 1974), trong đình vẫn còn lưu giữ tấm bia, ghi công đức của các tộc họ làng Hưởng Phước đã đóng góp tôn tạo đình.

Ông Lê Văn Đa (70 tuổi)- người cao tuổi trong làng cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần gom góp tiền của bà con để sửa chữa ngôi đình, lợp lên lợp xuống nhiều lần nhưng kinh phí hạn hẹp nên sửa xong một thời gian cũng hư hại”. Còn ông Trần Cước (80 tuổi)- Chi hội trưởng Người cao tuổi thôn Hưởng Phước cho biết: “Nhìn ngôi đình xuống cấp mà đau lòng. Trước đây, đình đẹp lắm nhưng giờ ngôi đình không còn gì. Chúng tôi chỉ giữ được nhưng bức hoành phi treo trong đình. Sau khi được nhận danh hiệu, cứ ngỡ đình sẽ có kinh phí để tôn tạo nhưng chờ mãi vẫn chẳng thấy đâu”.

Khi nào tôn tạo?

Quan điểm

Ông Trần Quang Thanh
  Hiện đình làng đã có kế hoạch trùng tu vào năm 2015, tuy nhiên vẫn đang chờ phê duyệt, thẩm định dự án, nguồn vốn bố trí nên chưa triển khai ngay được”.  
Theo anh Lê Văn Tùng-Trưởng thôn Hưởng Phước, đến nay ngôi đình đã 109 năm tuổi, là nơi dân làng làng Hưởng Phước tổ chức tế lễ và cúng tế Thành hoàng vào các dịp lễ, tết... Thôn nhiều lần kiến nghị với các cấp về việc trùng tu đình làng, song vẫn chưa nhận được hồi âm. Hồi năm 2011, dân làng đã đóng góp mỗi hộ 500.000 đồng nhưng số tiền đó là quá ít so với kinh phí thiết kế nên việc phục dựng đình chưa thực hiện được.

 

Ông Huỳnh Tấn Bôn- Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết, di tích đình làng Hưởng Phước đã xuống cấp nhiều năm, xã cũng đã nhiều lần đề xuất trùng tu, tôn tạo. “Theo kế hoạch trùng tu các đình làng trên địa bàn, di tích đình Hưởng Phước sẽ được trùng tu tôn tạo vào năm 2015 với kinh phí gần 2,7 tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian cụ thể triển khai thì xã đang chờ”- ông Bôn nói.

Ông Trần Quang Thanh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đà Nẵng cho biết: Năm 2013, Sở đã tham mưu UBND thành phố ban hành đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2013-2015, trong đó có đình làng Hưởng Phước được đưa vào diện di tích được trùng tu năm 2013. Tuy nhiên do ngân sách phải tập trung cho các công trình trọng điểm nên chưa thực hiện được. “Hiện đình làng đã có kế hoạch trùng tu vào năm 2015, tuy nhiên vẫn đang chờ phê duyệt, thẩm định dự án, nguồn vốn bố trí nên chưa triển khai ngay được”- ông Thanh nói.

Như vậy, dự án đã có, nhưng việc triển khai như thế nào vẫn còn phải chờ. Ông Trần Quang Thanh cũng cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn thành phố có 18 di tích được công nhận di tích văn hóa quốc gia và 46 di tích văn hóa cấp thành phố. Các di tích chủ yếu được phân bố trên địa bàn huyện Hòa Vang và phần lớn là di tích đình làng. Trong đó, có 9 di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu tôn tạo.

                                                                     Theo : danviet.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.518.641
Tổng truy cập: