DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Hồi sinh di sản Huế
(Ngày đăng: 29/09/2014   Lượt xem: 626)

Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và từng bước hồi sinh, diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử dần được hồi phục. Năm 1993, các di tích thuộc quần thể cố đô Huế đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Từ đây, các di tích được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của hiến chương, công ước quốc tế.

Thành tựu của công tác bảo tồn di sản văn hóa Huế đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương. Hàng năm 2-2,5 triệu lượt khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế, tăng bình quân 15-17%/năm; doanh thu du lịch tăng bình quân 16,6%/năm, góp phần đưa ngành du lịch dịch vụ Thừa Thiên - Huế phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Riêng tại khu di tích Huế, doanh thu từ năm 1996 đến tháng 9-2014 đã đạt trên 1.033 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ đạt hơn 60 tỷ đồng. Nguồn thu này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản.

Tin vui nối tiếp, ngày 7-11-2003, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam - được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú, toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả 2 lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Trong đó, UNESCO đánh giá cao hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhã nhạc. Các tiết mục nhã nhạc đã góp phần làm nên thành công các kỳ Festival Huế.

 

Đại nội Huế - tâm điểm tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa tại các kỳ Festival Huế. 

Múa Lục cúng hoa đăng trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ...
dưới triều vua Minh Mạng.

 

Dàn Đại nhạc và Bát dật Văn-Võ của Nhã nhạc cung đình.

Điệu múa Trình tường Tập khánh trong các ngày lễ Tứ - Ngũ Tuần Đại khánh của
các nhà vua triều Nguyễn.

Tòa Minh Lâu lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) sau khi được trùng tu.

Cửa Hậu kinh thành Huế sau khi trùng tu.

 

Quần thể di tích cố đô Huế ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Phục hồi tranh tường Cung An Định.

Theo : saigondautu.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.518.323
Tổng truy cập: