DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo tồn văn hóa ở Trần Đề
(Ngày đăng: 12/09/2014   Lượt xem: 436)
Trần Đề là huyện mới chia tách của tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm gần 50% tổng số dân trong huyện. Những năm qua, các cấp, ngành của huyện ngoài việc quan tâm đến đời sống phát triển kinh tế, còn tích cực góp phần bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer…   



Loại hình sân khấu Rô băm luôn được biểu diễn
 tại các lễ hội trên địa bàn

Toàn huyện có 14 ngôi chùa Khmer khang trang, lộng lẫy, trong đó có nhiều ngôi chùa cổ kính có bề dày về văn hoá lịch sử, được công nhận là di tích văn hoá cấp tỉnh. Những ngôi chùa Khmer này ngoài là nơi để tổ chức sinh hoạt tôn giáo, còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ và hoạt động bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết.

Ông Thạch Văn Mến, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trần Đề chia sẻ: Những năm qua, bên cạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Huyện uỷ, UBND huyện Trần Đề còn chú trọng đến công tác bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nhất là về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá đồng bào Khmer. Từ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của bà con dân tộc không ngừng được nâng lên, các cơ sở thờ tự được chỉnh trang, nâng cấp; các lễ hội truyền thống; phong tục tập quán tốt đẹp; các loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát triển…

 Đặc biệt, trong các ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc Khmer, như: Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôn Ta, Oóc om bóc - đua ghe ngo hàng năm, Huyện uỷ, UBND huyện đều tổ chức họp mặt, thành lập các đoàn thăm hỏi các vị sư sãi, các đồng chí lão thành cách mạng, gia đình thương binh - liệt sĩ, cán bộ công nhân viên chức là người dân tộc Khmer.

Sau khi thành lập huyện đến nay, ngành văn hóa đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố, xây dựng và duy trì các thiết chế văn hoá phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, huyện đã thành lập được 10/14 tụ điểm văn hoá chùa Khmer, 10 đội văn nghệ quần chúng Khmer và duy trì đoàn Rô băm ấp Bưng Chông (xã Tài Văn). Hàng năm vào các dịp lễ Đôn ta, lễ Xuất hạ, Chôl Chnăm Thmây... phòng VH&TT đã phối hợp với các địa phương tổ chức hội thi văn nghệ Khmer, trình diễn trang phục truyền thống Khmer, lễ hội Lôi Pro típ… Những hoạt động này không chỉ tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh mà còn bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc rất thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, năm 2007 các nghệ nhân đoàn Rô băm ấp Bưng Chông được Bộ VHTT&DL đặc cách chọn tham dự lễ hội đời sống dân gian Smithsonian với chủ đề "Mê Kông - Dòng sông kết nối các nền văn hóa” tại Washington (Mỹ). Năm 2013 nghệ nhân Lý Sêm, ấp Giồng Chát (xã Liêu Tú) đã nhận được huy chương vàng trong cuộc liên hoan dân ca các dân tộc Việt Nam, do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại Hà Nội... Đây là loại hình nghệ thuật đặc sắc có giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

Do địa phương lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật tiêu biểu về văn hóa vật thể và phi vật thể như: Chùa chiền, múa trống Sa dăm, sân khấu Rô băm, Dù kê…nên năm 2012, UBND tỉnh và Viện Nghiên cứu Văn học – Nghệ thuật chọn Trần Đề thực hiện sưu tầm, biên soạn 9 đề tài văn hoá phi vật thể của đồng bào Khmer: Sân khấu Rô băm; Sân khấu Dù kê; Trang phục lễ cưới; Hoa văn trang trí chùa Khmer; Lễ Oóc om bóc - đua ghe ngo; Lễ hạ thuỷ ghe ngo; Lễ dâng y cà sa; Lễ hội Lôi Pro típ... Có thể nói, đây là những thành quả rất đáng tự hào của người dân Trần Đề.

Theo ông Thạch Văn Mến, để tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer huyện Trần Đề nói riêng, thời gian tới ngành văn hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
                                                                       Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.518.479
Tổng truy cập: